Tại sao kiêu ngạo tự mãn thì bị gọi là "Dạ lan tự đại”?
Hơn hai ngàn năm trước đây, ở khu vực Tây Nam Trung Quốc có một dân tộc ít người thành lập một
nước đặt tên là Dạ Lan. Hồi ấy trong số các nước nhỏ ở vùng Tây Nam thì nước Dạ Lan là to nhất.
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất được sáu nước thì ở nước Dạ Lan có đặt những chức quan.
Đến đời Hán Vũ Đế, vì ở vùng trung nguyên luôn luôn có chiến sự, triều đình không thể nào để ý đến
nước Dạ Lan được. Vì thế dân số nước này phát triển lên tới vài chục vạn, Và họ đã xưng hùng một
phương. Do đó quốc vương của nước Dạ Lan trở nên tự cao tự đại, cho rằng mình có một quốc gia rất
lớn, rất ghê gớm. Về sau Hán Vũ Đế lo đến việc quản lí phương Nam đã phái sứ giả là Đường Mông
tới nước Dạ Lan, đinh làm cho nước Dạ Lan phải quy phục triều đình nhà Hán. Lúc ấy quốc vương
nước Dạ Lan không biết tự lượng sức mình nên đã hỏi Đường Mông :
- Đất đai nhà Hán so với nước Dạ Lan của ta, nơi nào to hơn?
Nước Dạ Lan này chẳng qua chỉ bằng một huyện nhà Hán, mà nhà Hán có tới vài trăm huyện, thế mà
ông vua Dạ Lan cứ nghĩ rằng nước mình to hơn cả đất đai của nhà Hán.
Hồi bấy giờ, vì quốc vương Dạ Lan hám các lễ vật của triều đình nhà Hán, và lại cho rằng từ đây đến
triều đình nhà Hán đường sá xa xôi, người Hán không thể nào khống chế được nước Dạ Lan. Vì thế
cho nên chỉ đồng ý quy phục ngoài miệng, nhưng đến khi thấy rằng tất cả các nước nhỏ khác đều bị
triều đình nhà Hán tiêu diệt, còn Dạ Lan thì không thể một mình đứng cô độc được nữa, cho nên đến
lúc ấy mới thực tâm quy phục và trở thành một huyện của nhà Hán.
Do đó những kẻ kiêu ngạo tự mãn thường bị người ta gọi là "Dạ Lan tự đại".
VƯƠNG QUỐC DŨNG