BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 89

Tại sao gọi nghệ thuật cao nhã là Dương Xuân Bạch Tuyết?

Hai nghìn năm trước đây, vào cuối thời kì Chiến Quốc, nước Sở có một nhà văn học tên là Tống
Ngọc. Ông là một con người tài hoa nhưng lại bị những kẻ khác đố kị, nói xấu với vua nước Sở, vì thế
Tống Ngọc đã soạn ra một thiên văn chương nhan đề là Đối Sở
vương vấn
(hỏi vua nước Sở) để tự biện hộ cho bản thân mình.
Trong bài văn này Tống Ngọc kể câu chuyện : có một tay đi ca hát trong đô thành của nước Sở. Đầu
tiên anh ta hát hai bài tên là Hạ LíBa Nhân. Vì hai ca khúc này giản dị dễ hát cho nên vài ngàn
người vây quanh nghe anh ta hát và cũng hát theo. Sau đó anh ta hát hai bài Dương AGiới lộ, đến
lúc này số người hát cùng với anh ta giảm xuống chỉ còn vài trăm. Cuối cùng anh ta hát hai ca khúc
Dương XuânBạch Tuyết. Và bây giờ thì chỉ có vài chục người hát cùng với anh ta. Rồi cuối cùng
đến khi anh ta hát một bài ca có kỹ xảo rất phức tạp, âm sắc biến hóa phong phú thì những người hát
cùng với anh ta chỉ còn vài ba người.
Câu chuyện Tống Ngọc nói với vua nước Sở cho thấy rõ một điều là ca khúc càng cao nhã thì số
người có khả năng dựa theo khúc điệu mà cùng hát sẽ càng ít đi. Với một đạo lí tương tự như vậy, lời
nói và hành động của các bậc thánh hiền, con người bình thường không thể nào lí giải được. Việc
Tống Ngọc bị những kẻ tiểu nhân gièm pha cũng chính là như thế.
Vua nước Sở cảm thấy lời Tống Ngọc nói rất có lí cho nên không còn trách ông ta nữa.
Bài văn này được truyền rộng rãi và gây ảnh hưởng rất lớn. Vì trong đó viết rằng Dương Xuân
Bạch Tuyết đại biểu cho các ca khúc cao nhã, còn Hạ LíBa Nhân thì đại biểu cho các ca khúc
thông tục nên về sau người ta mới gọi nghệ thuật cao nhã là Dương Xuân Bạch Tuyết. Còn nghệ thuật
thông tục gọi là Hạ Lí Ba Nhân.

BÀNG KIÊN

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.