Tứ Thư, Ngũ Kinh là những sách gì?
Tứ Thư, Ngũ Kinh là những trước tác kinh điển của các nhà nho. Đời xưa, những người đi học ắt phải
học thuộc các sách này. Sau khi học xong các cuốn sách ấy thì mới có thể thông qua các kì thi mà đi
làm quan. Vậy thì Tứ Thư, Ngũ Kinh là chỉ những thứ sách nào?
Ngũ Kinh đã được hình thành dưới triều Hán Vũ Đế. Bộ sách này gồm có :
1. Thi là tổng tập thi ca có sớm nhất ở Trung Quốc. Vì thế sách này được các nhà nho liệt vào hàng
kinh điển. Do đó có cái tên là Kinh thi.
Sử kí là cuốn sách ghi các sự kiện do Khổng Tử biên soạn, trong đó thu thập các tác phẩm thi ca từ
những năm đầu đời nhà Chu, cho tới thời Xuân Thu tất cả có 305 thiên. Bộ sách này có giá trị sử học
và giá trị văn học rất cao.
2. Thư cũng gọi là Kinh Thư tức là chỉ bộ Thượng Thư. Cuốn sách này sưu tầm các văn kiện lịch sử
thời cổ của Trung Quốc, trong đó còn có một số thiên chương tường thuật những sự tích và trước tác
thời cổ đại. Tương truyền sách này cũng do Khổng Tử biên soạn, nhưng có một số thiên chương rõ
ràng là do các nhà nho đời sau bổ sung.
3. Lễ còn gọi là Nghi Lễ hay Kinh Lễ. Là cuốn sách sưu tầmương viết về các lễ nghi và quy tắc đạo
đức trong thời kì Xuân Thu Chiến quốc.
4. Dịch còn gọi là Kinh Dịch, tức Chu Dịch. Sách này thông qua hình thức "bát quái" để suy ra những
sự biến hóa trong giới tự nhiên và xã hội. Sách này cho rằng trong vũ trụ có hai lực lượng "âm" và
"dương” tác động lẫn nhau và đó là căn nguyên của vạn vật. Trong đó có nhiều quan điểm mang tư
tưởng biện chứng pháp đơn giản.
5. Xuân Thu, truyền thuyết cho rằng Khổng Tử đã lấy sách Xuân Thu do sử quan của nước Lỗ biên
soạn để chỉnh lí bổ sung mà thành sách này. Sách này đã gợi ý cho các bộ sử đời sau mô phỏng.
Tứ Thư đã được hình thành dưới triều đại nhà Tống. Trong những năm niên hiệu Thuần Hy đời Nam
Tống (1174-1189 sau Công nguyên), Chu Hy soạn Tứ thư chương cú tập chú (Tập hợp chú thích các
chương và các câu trong Tứ Thư) nhờ đó mà cái tên Tứ Thư đã được xác định.
Tứ Thư gồm có :
1 Đại Học vốn là một thiên trong bộ Lễ kí. Người nhà Tống đã tách thiên này ra thành sách riêng.
2. Trung Dung cũng là một thiên trong bộ Lễ kí, khẳng định ý niệm cho rằng không thiên lệch không
dựa dẫm, giữ mức trung hòa bình thường, đó là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất, đồng thời là nguyên tắc
cơ bản để xử lí mọi công việc.
3. Luận Ngữ. Trong sách này các đệ tử của Khổng Tử ghi lại các hành động và lời nói của Khổng Tử.
Nội dung trong đó là những buổi nói chuyện của Khổng Tử trả lời các câu hỏi của đệ tử, lại có những
cuộc nghị luận giữa các đệ tử của Khổng Tử. Sách này là tài liệu chủ yếu để nghiên cứu Khổng T
4. Mạnh Tử là sách ghi lại các quan điểm, tư tưởng và hoạt động của Mạnh Tử cùng các đệ tử của
ông về các mặt chính trị, triết học, giáo dục... Đó là tư liệu chủ yếu để nghiên cứu về Mạnh Tử.
LA DUẪN HÒA