Vì sao nghiên Đoan được coi là loại nghiên quý?
Ở Trung Quốc đời xưa, mọi năm các hoàng đế đều ra lệnh cho các nơi phải đem dâng hoàng cung
những vật phẩm tốt nhất của địa phương mình. Các vật phẩm này được gọi là cống phẩm. Trong số đó
nghiên Đoan sản xuất ở Khải Khánh tỉnh Quảng Đông.
Dưới triều nhà Đường, nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên đã từng đem một cái nghiên Đoan tặng cho quan
đại thần Địch Nhân Kiệt. Trên cái nghiên Đoan này có khắc tám chữ "Nhật nguyệt hợp bích, ngũ hoàng
liên châu (mặt trăng mặt trời hợp với nhau trong viên ngọc bích, năm hoàng đế nối liền nhau trong
chuỗi ngọc châu), vì thế Địch Nhân Kiệt hết sức vui mừng sung sướng, coi cái nghiên này như vật.chí
bảo, không dám đem cho người khác xem.
Nghiên cùng với bút, mực và giấy được gọi chung là "văn phòng tứ bảo”, đó là những công cụ dùng
để viết được nhân dân Trung Quốc đời xưa sáng tạo ra. Bốn thứ này xuất hiện không những đã thúc
đẩy sự phát triển của nền văn hóa Trung Hoa, mà còn có cống hiến to lớn cho sự tiến bộ của nền văn
minh thế giới.
Ngay trong thời kì đồ đá mới, con người ta đã biết dùng những mảnh đá hình vuông để nghiền nhỏ các
thứ chất màu, điều chế màu sắc. Các mảnh đá hình vuông này có thể được coi là thủy tổ của các
nghiên mực.
Đến đời Tây Hán, kĩ thuật chế tạo nghiên mực của Trung Quốc đã có được một bước phát triển khá rõ
ràng. Hồi ấy có các loại nghiên đá, nghiên đồ gốm, nghiên đồng, nghiên đồ sơn... Tuy nhiên loại được
người ta ưa chuộng nhất vẫn là nghiên đá, vì nghiên đá chắc chắn, cầm trong tay cảm thấy dễ chịu.
Đặc biệt là loại nghiên Đoan chế tạo bằng nham thạch, lấy ở núi Đoàn Khê ở Khải Khánh tỉnh Quảng
Đông. Loại đá này có vân lại hơi có sắc tía sẫm, sắc tía đục tự nhiên. Nhất là vào tháng Chạp, mùa
đông lạnh chỉ có loại nghiên Đoan thì mực mài ra không những không đóng băng mà sắc mực lại còn
tươi sáng. Vì thế cho nên nghiên Đoan trở nên nổi tiếng.
Từ xưa tới nay Đoan nghiên đã được văn nhân học giả các thời đại coi là ngọc quý trong các thứ
nghiên. Đời nhà Đường, nhà thơ nổi tiếng Lí Hạ đã từng viết bài thơ nhan đề là Dương Sinh Thanh
Hoa tử thạch nghiên ca (Bài ca nghiên đá tía Thanh Hoa của Dương Sinh), trong đó hai câu đầu là:
Đoan Châu thạch công xảo như thần,
Đạp thiên ma đao cát tử vân.
(Thợ đá Đoan Châu khéo như thần,
Đạp trời mài dao cắt mây tía).
Để ca ngợi sức lao động cần cù của các công nhân lấy đá, ông dùng ba chữ "cát tử vân" (cắt mây tía)
là muốn nói: đào lấy những phiến đá sắc tía trong núi. Ông đã so sánh đá làm nghiên Đoan với mây
sắc tía. Thật là đẹp biết bao.
Một nhà thơ nổi tiếng khác đời nhà Đường là Lưu Vũ Tích cũng đã từng viết: “Đoan Châu thạch
nghiên nhân gian trọng” (Nghiên đá ở Đoan Châu được coi trọng trong nhân gian), cho thấy rõ rằng
ngay ở thời bấy giờ nghiên Đoan đã được người ta hết sức ưa chuộng. Có được một cái nghiên Đoan
thì quả thật là có được một điều kiện để hưởng thụ nghệ thuật.
TỪ C8;C AN - QUÁCH CẢNH PHONG