Tại sao khi đắn đo, nghiền ngẫm một điều gì lại nói là "thôi xao"?
Đời nhà Đường có một nhà thơ tên là Giả Đảo, một hôm ông đang cấu tứ một bài thơ trên lưng con
lừa. Ông suy nghĩ rất lung rồi cuối cùng nghĩ ra được hai câu:
Điểu túc trì biên thụ,
Tăng xao nguyệt hạ môn.
(Chim đậu cây bên hồ,
Sư gõ cửa dưới trăng.
Nhưng ông vẫn cảm thấy rằng dùng chữ "thôi" (đẩy) thì hay hơn là dùng chữ "xao" (gõ), do đó trong
khi cưỡi lừa ông cứ hết làm động tác đẩy cửa, rồi lại giơ tay lấy dáng gõ cửa, và cứ liên tục so sánh
hai chữ ấy với nhau. Không ngờ đã đi được nửa dãy phố.
Lúc ấy Hàn Dũ là một đại văn hào làm trưởng quan hành chính ở kinh đô đang ngồi kiệu tiến vào phố
lớn, có một đội nghi vệ đi cùng. Theo đúng quy định thì dân thường trông thấy kiệu của quan trên thì
đều phải tránh xa, nhưng trong lúc này Giả Đảo đang tập trung hết tinh thần suy nghĩ cho nên hoàn toàn
không biết rằng mình đã ngáng đường vị quan to. Bọn tùy tùng của Hàn Dũ bèn lôi Giả Đảo từ trên
con lừa xuống tới trước mặt Hàn Dũ chờ lệnh, lúc này Giả Đảo mới tỉnh ra, biết rằng mình đã phạm
lỗi, bên vội vàng giải thích:
- Kẻ hèn này vừa nghĩ được hai câu thơ cứ đọc đi đọc lại không biết nên dùng chữ "thôi" hơn hay chữ
"xao" hơn, nhưng mãi không làm thế nào quyết định được. Chính vì đầu óc rối bời như thế cho nên
mới cản trở đoàn kiệu của chưởng quan.
Hàn Dũ nghe xong hai câu thơ, suy nghĩ một lát rồi nói với Giả Đảo:
- Dùng chữ "xao" thì vẫn hay hơn.
Hàn Dũ gặp được một người thích làm thơ như thế này cho nên cảm thấy rất hứng thú. Ông không ngồi
trên kiệu nữa mà lại mời Giả Đảo cùng cưỡi ngựa để bàn luận về chuyện làm thơ. Câu chuyện này về
sau đã trở thành một giai thoại trên văn đàn và "thôi xao" cũng trở thành một từ có nghĩa là: suy ngẫm
đắn đo từ ngữ trong thơ vàn, nhưng lại có người thấy trường hợp suy nghĩ đắn đo của một người nào
đó về những chuyện khác, cũng nói là "thôi xao".
BÀNH KIỆN