Tại sạo các đài phong hỏa thời xưa có thể truyền tin báo động?
Ba ngàn năm trước đây, U Vương của triều đình nhà Chu có một phi tần được nhà vua sủng ái tên là
Bao Tự. Bao Tự không thích cười, điều này làm cho U Vương rất buồn và ông đã đau đầu nghĩ cách
làm cho Bao Tự cược một tiếng cười. Một hôm U Vương sai người đốt cho khói lửa trên đài phong
hỏa bốc lên.
Thời bấy giờ hoàng đế phân đất cho rất nhiều nước chư hầu, các chư hầu phát hiện thấy khói lửa trên
phong hỏa đài bốc lên, ngỡ rằng có kẻ địch tới xâm phạm bèn ùn ùn kéo quân tới kinh đô nhà Chu,
song tới nơi lại chẳng thấy có kẻ địch nào cả. Mọị người chỉ có thể oán hận mà không dám nói lên lời,
cuối càng đều kéo quân trở về.
Bao Tự đứng trên tòa lầu trên thành chứng kiến màn kịch như thế cũng phải bật cười, thế là cuối cùng
U Vương cũng có được một tiếng cười của phi tần. Nhưng không bao lâu sau thật sự có kẻ địch tới
xâm phạm, U Vương cho đốt khói lửa trên phong hỏa đài, nhưng trong số các nước chư hầu, không có
kẻ nào đem quân tới cứu, kết quả là U Vương bị giết, còn Bao Tự thì bị bắt.
Phong hỏa đài đời xưa là công cụ dùng để báo động trong khi có chiến trận, ban ngày thì người ta làm
cho bốc khói còn ban đêm thì làm cho bốc lửa. Các phong hỏa đài này nom như những đài cao đắp
bằng đất, cứ cách một cự ly nhất định lại đắp một cái, tất cả nối liền nhau thành một chuỗi trên đường
biên giới.
Nếu bất chợt phát hiện thấy có tình hình kẻ địch hoạt động thì phong hỏa đài ở xa nhất cho khói lửa
bốc lên trước tiên, binh lính trên phong hỏa đài tiếp theo thấy có khói lửa bốc lên trên phong hỏa đài
thứ nhất lập tức cũng đốt khói lửa, rồi từng trạm từng trạm cứ làm tiếp theo nhau như thế và trên một
dải đất hàng trăm ngàn dặm, tin báo chiến sự được truyền đi nhanh chóng và trong nước có thể mau
chóng làm các công việc chuẩn bị chiến đấu.
Khói trên phong hỏa đài được đốt bằng phân chó sói, vì thế phong hỏa đài còn có cái tên là "lang yên
đài" (đài khói chó sói). Thị trấn Yên Đài ở tỉnh Sơn Đông vốn vì vậy mà có cái tên như thế. Ngày nay
trên một dải Vũ Uy, Trương Dịch, Đôn Hoàng ở tỉnh Cam Túc cho tới La Bố Bạc ở tỉnh Tân Cương
vẫn còn có nhiều di tích của các phong hỏa đài đời Hán.
KHANG BÌNH