BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 164

Có thật đã xẩy ra những chuyện "Thuyền cỏ mượn tên" và "Kế

thành không” hay không?

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Gia Cát Lượng là một nhân vật mà chẳng ai không biết. Ông có mưu kế
như thần, tính toán kì diệu, liên tiếp đoạt được thắng lợi trên chiến trường, chắc hẳn các bạn đều hết
sức bái phục. Đến như các kế mưu "Thuyền cỏ mượn tên" (Thảo thuyền tá tiễn) và "Kế thành không"
(Không thành kế) thì khi xem quả thật là khoái, làm cho người ta nghe kể đến hàng trăm lần cũng không
chán tai.
Chỉ có một điều là dựa theo các điều ghi lại trong các bộ sách sử, tuy rằng trong lịch sử đã có những
chuyện tương tự như "Thuyền cỏ mượn tên” và xác thực cũng đã xảy ra những chuyện như "Kế thành
không”, song các sự việc này lại chẳng có quan hệ gì với Gia Cát Lượng.
Có một bộ sử tên là Ngụy lược (tóm lược về nước Nguy), đã ghi lại nhiều sự kiện lịch sử trong thời
Tam Quốc, trong số đó có kể một chuyện như sau : Tào Tháo đem quân tiến công Đông Ngô, Tôn
Quyền một mặt bố trí phòng ngự, một mặt lên một chiếc thuyền lớn để quan sát tình hình động tĩnh của
quân Tào Tháo.
Tào Tháo thấy trên mặt sông có một chiếc thuyền đang thám thính tình hình bèn ra lệnh cho binh lính
bắn tên, thế là có rất nhiều tên bắn loạn tới chiếc thuyền trên đó có Tôn Quyền đang ngồi. Chiếc
thuyền bị trúng quá nhiều tên, cho nên một mạn thuyền bị nặng lệch hẳn xuống và có nguy cơ lật thuyền
đến nơi. Nhưng Tôn Quyền không hề hoảng hốt, ra lệnh ngay cho thuyền chuyển hướng để mạn thuyền
bên kia nhận lấy các mũi tên, thế là cuối cùng chiếc thuyền vẫn lấy được thế cân bằng. Một lát sau
Tôn Quyền ra lệnh cho bộ hạ đưa mình trở về căn cứ, đó tức là lai lịch của chuyện "Thuyền cỏ mượn
tên".
Còn có một bộ sử nữa tên là Cựu Ngũ Đại sử (Sử cũ thời Ngũ Đại) có ghi chuyện đại tướng Lưu Trâu
của nhà Hậu Lương giao chiến với quân của nhà Hậu Tấn. Lưu Trâu đóng quân ở Ngụy Huyện (nay ở
phía tây bắc huyện Đại Danh tỉnh Hà Bắc) và phải đương đầu với chủ lực của quân Hậu Tấn.
Vì muốn ra thoát khỏi kẻ địch mạnh ở phía trước mặt, Lưu Trâu bèn đem quân đánh lén vào Thái
Nguyên, Lão Sào của nhà Hậu Tấn. Để phòng ngừa trường hợp quân Hậu Tấn theo gót truy kích, ông
ra lệnh cho binh sĩ bện nhiều hình nhân bằng rơm, trên cắm cờ xí, sau đó đặt các hình nhân ấy lên
những con lừa cho chúng diễu đi diễu lại trên tường thành nhiều lần, nhằm làm mê cảm kẻ địch.
Quả nhiên kế này đã tỏ ra rất có hiệu quả. Mãi sau khi quân Hậu Lương đã rời khỏi thành vài ngày,
quân Hậu Tấn mới phát hiện thấy rằng mình bị lừa. Đó tức là lai lịch của "Kế thành không". Về thời
gian, chuyện này xảy ra sau Gia Cát Lượng tới 700 năm.
Qua những chuyện kể trên chúng ta có thể thấy rằng một số kế mưu mà truyền thuyết cho rằng Gia Cát
Lượng đã sử dụng có hiệu quả, không phải đều là sự thật, mà là do tác giả dựa vào nhu cầu sáng tác,
mà lấy hoa của cây nọ gài vào cành của cây kia để có thể biên soạn cho hay.

BÀNG KIÊ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.