Tại sao hoàng đế chết lại nói là "băng hà"?
Thời cổ xưa, các hoàng đế tự choà con của trời đất, cho nên tự xưng là thiên tử. Hoàng đế có quyền
lực cao nhất không kém ai, vì thế người khác bắt buộc phải tôn trọng, ngoài ra còn có các kiểu cấm kị.
Chẳng hạn không được viết chữ tên của hoàng đế, không được đọc những chữ đồng âm với tên của
hoàng đế, rồi khi hoàng đế qua đời cũng nhất định không được nói hoàng đế đã chết mà phải nói là
"giá băng” (băng hà).
Trong hai chữ "giá băng" này, chữ "giá" là chỉ chiếc xe hoàng đế ngồi. Về sau người ta thường dùng
chữ "giá" này để chỉ hoàng đế Hoàng đế qua đời có khi cũng nói là "yến giá”. "Yến" có nghĩa là "vãn”
(muộn, sau). Như thế tức là muốn nói xe trong cung sẽ ra muộn một chút (thật ra thì sẽ chẳng bao giờ
còn chạy ra nữa), đó chỉ là một cách nói an ủi về chuyện hoàng đế đã chết.
"Băng” có nghĩa là đổ xuống, hoàng đế qua đời có khi nói là "sơn lăng băng” (núi đổ) ý nói là cái
chết của hoàng đế thì cũng như trường hợp núi đổ, là một sự kiện kinh thiên động địa.
"Giá băng” hai chữ gộp lại tức là nói chuyện hoàng đế qua đời cách nói như thế này thường gặp thấy
trong các cuốn tiểu thuyết và các vở tuồng.
Trong xã hội phong kiến, thì các đẳng cấp được phân định hết sức nghiêm ngặt. Ngoài việc hoàng đế
qua đời có cách nói riêng, người của các tầng lớp khác qua đời cũng có những cách nói không giống
nhau. Một người thường chết đi thì nói là "tử”, các viên quan nói chung chết đi nói là "tốt", các' quan
lớn và các nhà quý tộc chết đi thì gọi lại là "hoăng".
Nếu hoàng đế chết mà nói là "tử”, còn dân thường chết mà nói là "giá băng” thì sẽ phạm tội danh bị
chặt đầu.
KHANG BÌNH