BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 167

Tại sao đế vương các thời đại đều phải đến núi Thái Sơn để tế

trời đất?

Núi Thái Sơn ở vùng Thái An tỉnh Sơn Đông. Núi này nổi tiếng không chỉ vì ở đấy có phong cảnh rất
đẹp, mà còn vì trên núi vẫn còn giữ được rất nhiều di tích văn hóa cổ rất quan trọng.
Từ thời cổ đã có nhiều vị đế vương phải lên núi Thái Sơn để cử hành nghi thức tế lễ trời đất, nghi
thức này mang cái tên là "phong thiền”. Trước kia đã có nhiều kẻ thống trị thời cổ lên núi Thái Sơn để
cử hành hoạt động "phong thiền”, nhưng chỉ bắt đầu từ Tần Thủy Hoàng, các hoạt động này mới được
ghi lại bằng văn tự.
Về sau đời Hán, đời Đường, đời Tống đều có nhiều vị hoàng đế lên núi Thái Sơn để cử hành điện lễ
"phong thiền" hết sức quan trọng này. Ngày nay, nếu chúng ta đi du lịch lên núi Thái Sơn thì nhất định
có thể gặp thấy nhiều di tích có liên quan đến các nghi thức "phong thiền".
Ở Trung Quốc có rất nhiều núi cao, nhưng người cổ đại hoạt động trong một không gian chật hẹp,
người ta nghĩ rằng núi Thái Sơn là cao nhất lại ở về phía đông, cho nên nếu như đứng trên đỉnh núi
Thái Sơn thì có thể đối diện với sự phát sinh và biến hóa của vạn vậ
Các hoàng đế lên núi Thái Sơn tế trời đất là muốn tỏ ra rằng tất cả những gì mà họ làm đều được trời
đất thừa nhận và họ chẳng qua là thay mặt thần linh để thực hiện quyền thống trị, và tất nhiên họ cũng
hy vọng rằng dân chúng sẽ tôn sùng họ cũng như tôn sùng thần linh trên trời.
Vì thế trong các hoạt động "phong thiền”, phần lớn nội dung là ca ngợi công đức của hoàng đế, vun
đắp cho hy vọng của hoàng đế.
Từ đời Nam Tống về sau, các bậc đế vương không còn lên Thái Sơn để làm lễ "phong thiền" nữa.
Đến triều nhà Minh thì sau khi thủ đô được dời đi Bắc Kinh, ở ngoại ô đã xây dựng Thiên Đàn và Địa
Đàn, hoàng đế chỉ cần tới đó cử hành các nghi thức tế lễ là xong.

QUÁCH CẢNH PHONG

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.