Tể tướng làm những việc gì?
Dưới xã hội phong kiến, hoàng đế là kẻ thống trị tối cao trong một quốc gia. Mỗi ngày hoàng đế phải
lo xử lí rất nhiều công việc triều chính, nhưng tinh lực của một con người thì dù sao cũng có hạn, vì
thế cần phải có một kẻ nào khác để giúp sức hoàng đế nắm chung các vấn đề chính trị, chủ trì các
công việc hàng ngày trong triều, con người ấy chính là tể tướng. Trong lịch sử Trung Quốc, trải qua
các thời đại, tên gọi và chức quyền của tể tướng không phải bao giờ cũng hoàn toàn như nhau.
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất toàn cõi Trung Quốc, ở cấp trung ương có đặt thừa tướng, ngự sử
đại phu và thiếu uý, ba nhân vật này thống lĩnh các công việc hành chính ở trung ương, nắm các văn
thư cơ yếu, làm nhiệm vụ giám sát các quan. Đến đời Đông Hán, tể tướng được gọi là tư đồ, đại tướng
quân. Sang đến đời Tùy, đời Đường, lại đặt tam tỉnh lục bộ. Dưới triều nhà Tống, tể tướng được gọi
là đồng bình chương sự, tham tri chính sự.
Trong những thời kì đầu tiên, tể tướng được nắm trong tay những thực quyền rất lớn, được giúp đỡ
hoàng đế xử lí tất cả các việc hàng ngày trong triều đình, quền hành làm nghiêng ngả triều đình. Tể
tướng không những có thể ảnh hưởng tới hành vi và tư tưởng của vua chúa phong kiến mà thậm chí còn
có thể có tác dụng nhất định trong việc ghìm hãm hoàng đế.
Đến triều đình nhà Minh, Chu Nguyên Chương muốn tăng cường chế độ trung ương tập quyền cho nên
đã phế bỏ các chức quan tể tướng, đem các quyền lực trước kia trong tay tể tướng phân chia ra sáu
bộ, đồng thời đặt ra điện các đại học sĩ làm cố vấn của hoàng đế.
Dưới triều Minh Thành Tổ Chu Đệ, một số điện các đại học sĩ thân tín luôn luôn có mặt ở trong cung
đình để giúp đỡ hoàng đế xử lí các chính vụ, trong trường họp này điện các đại học sĩ đã thực tế đã
trở thành tể tướng.
Triều đình nhà Thanh làm theo chế độ của triều đình nhà Minh. Hồi đầu nhà Thanh vẫn dùng cách gọi
cũ, coi nội các đại học sĩ là tể tướng, tuy nhiên quyền lớn của triều đình thực tế vẫn bị nắm trong tay
Nghị Chính Vương đại thần.
Về sau hoàng đế Khang Hy thiết lập nam thư phòng trong hoàng cung rồi chọn lựa đề bạt một số đại
thần, ban cho họ quyền trực tiếp xử lí chính sự.
Hoàng đế Ung Chính thì thiết lập Quân cơ sứ, bổ nhiệm một số kẻ thân tín người Mãn và người Hán
làm quân cơ đại thần, những người này dựa theo chỉ ý của hoàng đế để soạn thảo các chiếu lệnh, bổ
nhiệm và bãi chức các quan lại, như vậy luân cơ đại thần thực tế đã trở thành tể tướng.
KẾ CƯỜNG