BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 163

Tại sao nói Tư Mã Thiên là ông tổ của ngành sử học Trung Quốc?

Trước đây hơn 2000 năm, dưới thời Tây Hán, Trung Quốc có một nhà sử học, nhà văn học, nhà tư
tưởng kiệt xuất tên là Tư Mã Thiên. Ông được trời phú cho đầu óc thông minh, lại chuyên cần học tập,
mới mười tuổi đã bắt đầu đọc các sách cổ văn, đến hai mươi tuổi thì chu du khắp các nơi để sưu tầm
các sự tích thú vị, thăm viếng và tìm hiểu nhân tình ở các vùng đất trong nước.
Năm 108 trước Công nguyên, bố qua đời, ông nối nghiệp làm Thái sử lệnh (quan viết sử), từ đó bắt
đầu chỉnh lí các tư liệu giấy tờ cùng các sách tàng trữ trong hoàng gia, ngoài ra bắt đầu biên soạn bộ
Sử kí.
Đến năm 98 trước Công nguyên, vì ông có tội với Hán Vũ Đế cho nên bị bắt bỏ vào ngục và phải chịu
"hủ hình" (bị thiến). Sau khi được ra khỏi ngục, ông quyết chí biên soạn, cuối cùng đến năm 50
tuổiviết xong bộ trước tác thông sử đầu tiên của Trung Quốc lấy tên là Sử kí.
Trong bộ Sử kí này, đầu tiên viết truyền thuyết về Hoàng Đế, cuối cùng đề cập đến Hán Vũ Đế, trải
qua một niên hạn dài tới 3000 năm.
Toàn sách gồm có 130 thiên chia làm 5 bộ phận lớn: Bản kỉ (phần truyện kí về các bậc đế vương
trong các bộ sách sử), Biểu (các biểu sớ trình lên đế vương), Thư (các thệ ước kết
đồng minh), Thế gia (các gia đình đã nhiều đời vinh hiển), Liệt truyện (thuật lại sự tích các danh nhân
đời trước).
Nhìn về phạm vi mà nói thì từ các bậc đế vương, các tướng lĩnh, các quan tể tướng xuống tới các du
hiệp (các hào kiệt, hiệp sĩ), y gia, thầy tướng số từ các nơi phúc địa ở vùng trung nguyên cho tới các
vùng biên cương xa xôi, từ các khuôn phép lễ nhạc, chế độ cho tới thiên văn lịch pháp, tất cả đều
được ghi lại một cách tường tận, đáng được gọi là một bộ bách khoa toàn thư thời cổ.
Sử kí đã được biên soạn với một bút pháp sinh động. Trải qua bao nhiêu thế hệ vẫn được người đời
ca ngợi, trở thành mẫu mực của văn xuôi thời cổ Trung Quốc. Tiên sinh Lỗ Tấn đã từng đánh giá Sử kí
là "Sử gia chi Luận Ngữ, vô vận chi Ly Tao" (sách Luận Ngữ của các nhà sử học, bản trường thi Ly
Tao
không có vần).
Vì Tư Mã Thiên đã có những cống hiến kiệt xuất về sử học và văn học, cho nên năm 1956 ông đã
được liệt vào hàng các danh nhân văn hóa của thế giới.

VƯƠNG THÁNH LƯƠNG

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.