BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 187

Tại sao gọi việc Từ Hy Thái Hậu nắm chính quyền là "Buông rèm

nhiếp chính"?

Tháng Tám năm 1861, hoàng đế Hàm P nhà Thanh lâm bệnh qua đời, con trai mới lên sáu của Hàm
Phong là Tải Thuần (tức là hoàng đế Đồng Trị) nối ngôi. Phi tử được hoàng đế Hàm Phong yêu quý
nhất, cũng là mẹ của Tải Thuần, tức Na La Thị trở thành thái hậu, được tôn lên làm Từ Hy thái hậu.
Từ Hy thái hậu là con người nhiều dã tâm. Bà thấy hoàng đế còn nhỏ tuổi cho nên muốn tự tay nắm lấy
chính quyền, nhưng lại gặp phải sự phản đối của vài đại thần như Tải Hoàn, Đoạn Hoa, Túc Thuận.
Từ Hy rất tức giận, định gây chính biến diệt trừ mấy đại thần ấy. Các phần tử đế quốc xâm nhập Trung
Quốc nhận được tin này thì rất vui mừng, chúng nghĩ rằng sẽ có thể thông qua Từ Hy để khống chế
chính phủ Mãn Thanh, do đó đã dùng một thân vương là Dịch Hân bắt liên lạc được với Từ Hy, cho
biết ủng hộ Từ Hy.
Đến tháng Mười Một năm 1861, Từ Hy phát động cuộc Chính biến Bắc Kinh, ra lệnh bắt giết bọn Tải
Hoàn. Từ đó trở đi bà tự tay xử lí tất cả các việc lớn của quốc gia.
Trong xã hội phong kiến, thái hậu hay hoàng hậu khi vào triều nghe việc chính sự phải dùng rèm che
nơi ngồi trên điện, Vì thế việc Từ Hy chấp chính được gọi là "Thùy liêm thính chính” (Buông rèm
nghe việc triều chính).
Trong thời gian gần năm mươi năm trời, tập đoàn thống trị triều đình nhà Thanh do Từ Hy đứng đầu,
đã trở thành công cụ giúp cho bọn đế quốc xâm lược Trung Quốc.

VŨ DUNG CHI

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.