Tại sao trong xã hội.phong kiến Trung Quốc đàn bà phải bó chân?
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, nhất là dưới hai triều Minh và Thanh, con gái đến sáu, bảy tuổi
thì bị người lớn bẻ gập phần trướbàn chân xuống lòng bàn chân, rồi dùng băng vải bó chặt, làm cho
bàn chân biến thành hình vòng cung, sau đó lại còn cố định hai bàn chân có hình dạng quái dị này, làm
cho bàn chân trở nên thật nhỏ. Các bàn chân nhỏ xíu như thế này được gọi là "kim liên” (hoa sen
vàng) hay "cung túc” (bàn chân vòng cung).
Việc bó chân làm chó người phụ nữ phải chịu những sự đau khổ ghê gớm. Cho đến ngày nay ở một số
miền nông thôn chúng ta vẫn còn có thể thấy một số bà già có hai bàn chân trước kia đã bị bó đi đứng
nghiêng nghiêng ngả ngả rất là vất vả.
Tập tục bó chân bắt đầu có từ các phụ nữ trong hoàng cung. Trong thời Ngũ Đại trước đây hơn một
ngàn năm, Lí Hậu Chủ triều Nam Đường có một cung nữ tên là Yểu Nương. Yểu Nương thân hình nhỏ
nhắn, múa rất đẹp. Lí Hậu Chủ sai dựng một cái đài cao sáu thước gọi là đài Hoa sen (Kim Liên đài),
bầy đầy đồ trang sức quý báu, rồi bảo Yểu Nương dùng nhiều dải vải bó cho chân cong lại thành_hình
vầng trăng non để nhẩy múa trên Kim Liên đài. Vì thấy Yểu Nương bó chân có tư thái khiêu vũ rất đẹp
cho nên một số phi tần khác cũng bắt chước dùng vải bó chân. Về sau thói quen này truyền xuống dân
gian, hai bàn chân bó lại càng ngày càng nhỏ.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng việc đàn bà bó chân có nguyên nhân chủ yếu là dưới chế độ phong
kiến, họ không có một địa vị gì, cho nên chỉ còn có thể dựa vào sắc đẹp và tài nghệ của mình để làm
vui lòng đàn ông. Còn phía đàn ông thì cho rằng bó chân là đẹp, vì thế tục bó chân được lưu hành.
Ngoài ra, lễ giáo phong kiến lại còn chủ trương "nam nữ hữu biệt” (đàn ông đàn bà có sự phận cách)
và có những biện pháp nghiêm ngặt để ngăn ngừa đàn bà con gái không được tự do đi lại với đàn ông.
Nữ giới bị trói buộc khó có thể ra khỏi cửa để đi gặp người khác, cũng là một nguyên nhân quan trọng
làm cho tục đàn bà bó chân được lưu hành trong xã hội phong kiế
BÀNG KIÊN