"Thượng phương bảo kiếm” là cái gì?
Trong một số vở kịch và tiểu thuyết bạch thoại đời xưa thường có những tình tiết như thế này: "Có
nhân nhân vật hoàng thân quốc thích hay đại thần có quyền thế làm những việc gian ác, các quan lại
địa phương không làm thế nào trừng trị được họ. Thế là có một vị khâm sai đại thần thanh liêm mang
một thanh "Thượng phương bảo kiếm" do hoàng đế ban cho và vị khâm sai đại thần này có quyền lực
thay mặt cho hoàng đế, rồi nhờ có sự chủ trì của ông ta, những kẻ hoàng thân quốc thích hay quyền
thần kia cuối cùng phải cúi đầu chịu tội”. "Thượng phương bảo kiếm" là vật gì vậy?
Từ "Thượng phương bảo kiếm" xuất hiện sớm nhất dưới triều nhà Tần. Hồi ấy trong hoàng cung có đặt
một bộ gọi là Thiếu phủ. Thiếu phủ chuyên môn phụ trách các mặt ăn uống, quần áo, nơi ở và sự đi lại
của hoàng đế cùng các nhân vật trong hoàng thất, "Thượng phương” là một bộ phận trong Thiếu phủ.
Các quan viên làm việc trong đó được gọi là Thượng phương và được phân công quản lí việc chế tạo
các đao kiếm và vũ khí dùng cho hoàng thất, kể cả việc cung cấp các đồ thưởng ngoạn của hoàng thất.
Các thanh kiếm quý do Thượng phương chế tạo được gọi là “Thượng phương bảo kiếm".
Trong các vở kịch và các cuốn tiểu thuyết thì các vị đại thần có được “Thượng phương bảo kiếm" do
hoàng đế ban cho nắm được quyền lực rất lớn, lớn đến mức muốn giết ai thì giết, tiền trảm hậu tấu.
Tuy nhiên nhìn vào sự thực lịch sử thì hoàng đế không thể nào trao một quyền lực lớn đến như thế cho
bất cứ người nào. Quyền lực của hoàng đế là quyền lực cao nhất, nhất quyết không thể để rơi vào tay
người khác. Các vở kịch và các bộ tiểu thuyết miêu tả những tình tiết như thế, chủ yếu là vì dưới thống
trị của chế độ phong kiến, quần chúng nhân dân bị áp bức lâu năm hết sức mong chờ có được một đời
sống tự do hạnh phúc, vì thế cho nên họ gửi gắm vào "Thượng phương bảo kiếm" niềm hy vọng về
một nền chính trị sáng suốt mà "Thượng phương bảo kiếm" chính là vật tượng trưng.
LƯU CHÍNH HƯNG