BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 294

Đạo giáo đã nảy sinh như thế nào?

Đạo giáo (hay Lão giáo), Phật giáo và Hồi giáo (Ixlam) là ba tôn giáo lớn đã chiếm địa vị thống trị
lâu đời ở Trung Quốc. Trong ba tôn giáo này thì Phật giáo và Hồi giáo du nhập từ nước ngoài. Chỉ
riêng có Đạo giáo là tôn giáo đã được hình thành và phát triển ngay trên đất Trung Quốc.
Đạo giáo đã thuật phù thủy và phương thuật thần tiên lưu hành trong thời Cổ đại ở Trung Quốc. Người
sáng lập ra Đạo giáo là Trương Đạo Lăng vốn ở đất Phong thuộc nước Bái (nay là huyện Phong tỉnh
Giang Tô) thời Đông Hán. Ông đã từng là quan huyện ở huyện Giang Châu dưới triều Thuận Đế (năm
126-144 sau Công nguyên) đời Đông Hán. Ông đưa đệ tử tới Hạc Minh Sơn ở Tứ Xuyên để tu đạo. Vì
những người nhập đạo phải nộp năm đấu gạo, cho nên đạo này có cái tên là "Ngũ đẩu mễ đạo" (Đạo
năm đấu gạo). Đạo này thờ Lão Đam tức là nhà triết học cổ đại Lão Tử làm giáo chủ, tôn xưng Lão
Đam làm "Thái thượng Lão quân", lại lấy sách năm nghìn chữ (tức cuốn Đạo đức kinh của Lão Tử)
Chính nhất kinh làm hai kinh điển chủ yếu.
Lão Tử cho rằng trước khi trời đất được hình thành, đã có tồn tại một vật chất nguyên thủy hỗn độn
chưa phân tách, mà vật chất nguyên thủy này tức là căn nguyên hình thành vạn vật trong vũ trụ. Ông gọi
thứ vật chất không biết tên này là "đạo”, mà những người theo Đạo giáo thì lấy "đạo" làm tín ngưỡng
cơ bản và giáo nghĩa. Họ tin rằng con người ta trải qua một thời kì tu luyện nhất định, thì sẽ có thể
trường sinh bất tử, trở thành thần tiên.
Sau khi Trương Đạo Lăng qua đời, con trai ông là Trương Hoành, và cháu ông là Trương Lỗ tiếp tục
truyền đạo và tôn Trương Đạo Lăng làm "Thiên sư", vì thế đạo "Năm đấu gạo" cũng còn được gọi là
đạo "Thiên sư".
Đến cuối đời Đông Hán, Trương Giác là người sau này trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân
Hoàng Cân (Khăn Vàng), lại sáng lập riêng đạo Thái Bình, lấy kinh Thái Bình làm kinh điển chủ yếu.
Ông dựa vào việc chữa bệnh để truyền đạo. Trong vòng mười năm trời, số tín đồ lên tới mười vạn
người. Năm 184 sau Công nguyên, Trương Giác phát động khởi nghĩa, kết hợp với Trương Lỗ, trở
thành ngọn cờ dẫn dắt nông dân và xây dựng nên hai giáo lớn của Đạo giáo trong thời kì đầu tiên.
Sang đến đời Đường, đời Tống, do sự đề xướng của các hoàng đế Đường Cao Tông, Tống Huy Tông,
Đạo giáo dần dần được hưng thịnh.
Đến triều đại nhà Nguyên, phái Toàn Chân do Vương Trùng Dương sáng lập trở thành môn phái chủ
yếu của Đạo giáo. Từ đấy về sau, đạo giáo chính thức phân thành hai giáo phái lớn: Chính Nhất và
Toàn Chân.
Đến đời Minh và đời Thanh, Đạo giáo bắt đầu từ thịnh chuyển sang suy.

DIỆP QUẢNG SINH - LA DUẪN HÒA

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.