BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 295

Khi đi mua hàng, tại sao người Trung Quốc nói "mua đông tây"

chứ không nói "mua nam bắc"?

Trong đời sống thường ngày, người Trung Quốc thường nói ra phố mua hàng hóa là "mua đông tây",
chứ xưa nay chưa từng nghe ai nới "mua nam bắc” bao giờ. Vậy thì nhóm từ "mua đông tây" là do đâu
mà có?

Câu hỏi này đã từng khiến nhà triết học trứ danh đời Nam Tống là Chu Hy hứng thú. Một hôm ông ra
phố thì gặp một người bạn thân là Thịnh Ôn Như đang xách một cái làn bằng trúc, Chu Hy bèn hỏi:
- Anh đi đâu đấy?
Thịnh Ôn Như trả lời:
- Đi mua "đông tây”.
Chu Hy lại hỏi:
- Chẳng nhẽ không thể nói là đi mua "nam bắc" hay sao?
Thịnh Ôn Như giải thích:
- Người đời xưa đã nói rằng bên trong trời đất, vũ trụ, vạn sự vạn vật đều thuộc ngũ hành tức là kim,
mộc, thủy, hoả, thổ. Mà kim, mộc, thủy, hỏa, thổ thì tương ứng với đông, tây, nam, bắc, trung. Đông
thuộc kim; tây thuộc mộc; hai loại kim và mộc này, nếu bỏ vào trong làn thì còn có thể bình yên. Chứ
nam thuộc thủy, bắc thuộc hỏa, thủy hỏa quyết không thể nào bỏ vào trong làn được, vì nếu làm như
vậy thì sẽ gặp hai cái tai họa thủy và hoả. Do đó khi chúng ta ra phố, từ xưa đến nay chỉ nói là mua
"đông tây”, chứ chưa bao giờ nói là “mua nam bắc".
Đó cũng là một cách giải thích thú vị nhưng không đáng tin cậy lắm vì thực ra lối nói này đã có từ
xưa. Vào đời Đông Hán; Lạc Dương và Trường An là hai đô thị thương nghiệp rất phồn hoa. Lạc
Dương được gọi là Đông kinh, còn Trường An thì được gọi là Tây kinh. Dân đến Đông kinh hay Tây
kinh mua hàng đều nới "mãi Đông”, "mãi Tây". Có lẽ chính vì vậy mà cách nói "đông tây” đã được
lưu truyền mãi mãi.

HIỂU BA

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.