Đạo Cơ Đốc du nhập Trung Quốc từ hồi nào?
Trong số ba tôn giáo được du nhập từ ngoài vào, đạo Cơ Đốc ở Trung Quốc đã có lịch sử lâu đời,
hơn nữa đạo này đã trải qua một thời kì rất hưng thịnh.
Dựa vào các tài liệu lịch sử ghi lại, ngay từ năm thứ 9 niên hiệu Trinh Quan đời Đường (năm 635 sau
Công nguyên) có một nhà truyền giáo dòng Tên là Alapan đã tới kinh đô Trường An. Năm 638 triều
đình đã xây dựng ở Trường An một nhà thờ Cơ Đốc giáo.
Trong thời kì thịnh vượng nhất, đạo Cơ Đốc đã phát triển tới mức "có nhà thờ ở 100 thành". Hồi bấy
giờ đạo này được gọi là Cảnh giáo, người theo đạo chủ yếu là những thương nhân đến từ Tây Vực và
một số quý tộc. Đến năm thứ 5 niên hiệu Vũ Tông nhà Đường (năm 845), Cảnh giáo và Phật giáo cùng
bị cấm và sau đó thì Cảnh giáo không còn nữa.
Nhà Nguyên thống trị những vùng rộng lớn trên hai đại lục Á, Âu cai quản nhiều dân tộc theo Cơ Đốc.
Binh lính nhà Nguyên cũng có nhiều người theo đạo Cơ Đốc, song đó phần nhiều là người Mông Cổ,
hay những giống người khác, không phải là người Hán. Sau khi nhà Nguyên diệt vong, Cơ Đốc giáo
trong vùng Trung Nguyên không còn nữa.
Năm 1581 là năm thứ 9 niên hiệu Vạn lịch triều Minh, một nhà truyền giáo tên là Rimadau đã đến
Quảng Đông. Năm 1600 ông ta lại đến Bắc Kinh, dùng chữ Hán để truyền đạo, giảng khoa học, giao
du rộng rãi, thu hút được nhiều tín đồ, trong đó có nhà kh học trứ danh Từ Quang Khải.
Trong những năm đầu triều đại Mãn Thanh, hai hoàng đế Thuận Trị và Khang Hy đều coi trọng các
nhà truyền giáo. Do vậy đạo Thiên Chúa ở Trung Quốc có được một bước phát triển mới. Đây cũng là
thời kì một nhánh lớn khác của đạo Cơ Đốc là Tân giáo du nhập vào Trung Quốc. Từ sau cuộc chiến
tranh Nha phiến lần thứ nhất, Cơ Đốc giáo đã trở thành một tôn giáo lớn ở Trung Quốc.
LA DUẪN HÒA