Tại sao ở Trung Quốc ngày Chủ nhật lại gọi là "Lễ bái nhật"?
Mọi người đều biết rằng mỗi tuần lễ có bảy ngày, ngày thứ nhất trong bảy ngày ấy là ngày Chủ nhật,
người Trung Quốc gọi là "Lễ bái nhật". Vì sao vậy?
Knh Thánh có câu chuyện Thượng Đế sáng tạo ra trời đất như sau : trời đất và vạn vật đều do Thượng
Đế sáng tạo ra trong sáu ngày, đến ngày thứ bảy thì công việc to lớn này đã hoàn thành, vì thế ngày thứ
bảy gọi là ngày thánh, hoặc là ngày nghỉ ngơi.
Cứ bảy ngày là một tuần, hết tuần này lại đến tuần khác. Vì đạo Do Thái coi lúc mặt trời lặn là thời
điểm khởi đầu một ngày, cho nên ngày nghỉ ngơi bắt đầu từ lúc mặt trời lặn ngày thứ sáu đến lúc mặt
trời lặn ngày thứ bảy. Trong ngày này người ta không làm việc mà chỉ lo cầu nguyện thờ phụng
Thượng Đế.
Về sau, đạo Cơ Đốc để lui ngày nghỉ ngơi do đạo Do Thái quy định lại một ngày. Vì các tín đồ đạo
Cơ Đốc tôn thờ Jesus, mà truyền thuyết lại nói rằng Jesus đã bị đóng đinh câu rút và chết vào hôm
trước ngày nghỉ ngơi của đạo Do Thái, rồi ba ngày sau thì sống lại nên ngày Chúa sống lại (tức ngày
chủ nhật) được gọi là "ngày của Chúa". Đồng thời đến ngày ấy người ta cử hành các nghi thức làm lễ,
và người Trung Quốc gọi ngày này là "Lễ bái nhật".
Trong thế kỉ đầu Công nguyên, người La Mã đã định ra phương thức tính lịch bảy ngày một tuần. Điều
này về sau đã trở thành thông lệ quốc tế. Người Trung Quốc gọi các ngày ấy là "tinh kì" (kì hạn của
sao). Ngày thứ nhất gọi là tinh kì nhật (tức ngày chủ nhật) - ngày nghỉ ngơi chung của tất cả mọi người,
tinh kì nhật lại trùng với ngày "lễ bái nhật" của đạo Cơ Đốc cho nên nói chung cũng được gọi là "lễ
bái nhật".
TRƯƠNG LƯƠNG NHẤT