Tây Thiên trong câu chuyện Đường Tam Tạng đi lấy kinh ở đâu?
Trong bộ tiểu thuyết trường thiên Tây Du Kí, bốn thầy trò Đường Tam Tạng trải qua muôn ngàn nguy
nan gian khổ, cuối cùng đến được Tây Thiên, lĩnh chân kinh và thành chính quả. Theo tài liệu lịch sử,
Đường Tăng hoàn toàn không phải là một nhân vật hư cấu mà chính là vị cao tăng Huyền Trang sống
vào đời Đường.
Từ nhỏ Huyền Trang đã tỏ ra thông minh khác thường, mười một tuổi theo anh vào chùa học kinh, về
sau lại còn đi các nơi để nghe các pháp sư cao tăng giảng kinh. Năm hai mươi mốt tuổi chính thức cắt
tóc đi tu, từ đó lập chí, quyết tâm học cho kì được Phật pháp chân. Ông đi nhiều, đến đâu cũng thành
tâm tìm tòi học hỏi ở các vị cao tăng.
Vài năm sau, trong tình hình ở Trung Quốc sinh ra rất nhiều tông phái với các cách giải Phật pháp
khác nhau, không ai chịu ai, mà lại không có những bản kinh chân xác chính thống, Huyền Trang cảm
thấy rất hoang mang. Do đó ông muốn đi tới nơi phát nguyên của đạo Phật, để được đọc kinh Phật
nguyên bản, rồi sau đó sẽ đem về truyền bá ở Trung Quốc.
Năm thứ 3 niên hiệu Trinh Quan đời Đường Thái Tông tức là năm 629 sau Công nguyên, Huyền Trang
bắt đầu cuộc hành trình muôn dặm tìm kiếm chân kinh.
Nơi phát nguyên của đạo Phật là ở đâu? Đó là Ấn Độ. Ấn Độ ở phía tây Trung Quốc nên mới nói rằng
Huyền Trang Tây du cầu kinh. Dưới con mắt của các tín đồ đạo Phật thì nơi mà Phật tổ Thích Ca Mâu
Ni sinh sống và sáng lập ra đạo Phật là đất thánh chẳng khác gì thiên đường, vì thế gọi nơi ấy là Tây
Thiên.
Ấn Độ có rất nhiều chùa. Nhưng Huyền Trang đã tới ngôi chùa nào để cầu chân kinh? Đó là ngôi chùa
Na Lan Đà lớn nhất của nước Ấn Độ.
Sau khi vượt qua được chặng đường rất dài và vất vả để tới Ấn Độ, Huyền Trang lại cỏn phải chịu
thêm muôn vàn gian khổ, đi qua vài chục quốc gia nhỏ, tổng cộng mất thời gian ba năm mới tới được
chùa Na Lan Đà. Sau đó lại mất mười ba năm dốc tâm nghiên cứu Phật pháp. Năm thứ 19 niên hiệu
Trinh Quan, ông mới trở về Trung Nguyên, mang theo những bộ kinh Phật chính tông từ Tây Thiên.
NGÔ NHÃ T