BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 315

Đạo Ixlam được truyền vào Trung Quốc từ hồi nào?

Đạo Ixlam (Hồi giáoTrung Quốc có khoảng hơn mười triệu tín đồ, phân bố ở các tỉnh Tân Cương,
Ninh Hạ, Cam Túc, Thanh Hải, Vân Nam... Trung Quốc có nhiều dân tộc như Hồi, Duy Ngô Nhĩ,
Cadắc, Udơbêch..., hầu hết đều theo đạo Ixlam. Cũng như đạo Phật và đạo Cơ Đốc, đạo Ixlam đã
được truyền nhập từ nước ngoài vào Trung Quốc.
Khoảng thời kì đầu tiên của nhà Đường, đạo Ixlam mới hình thành không lâu đã được đưa vào Trung
Quốc. Đến giữa đời Đường thì xảy ra loạn An Sử. Đường Túc Tông mượn ba ngàn quân của đế quốc
Đại Thực để dẹp yên cuộc phiến loạn này. Đại Thực là đế quốc Ả Rập theo đạo Ixlam. Tới năm niên
hiệu Trinh Nguyên đời Đường Đức Tông (năm 785 sau Công nguyên), các quân sĩ Đại Thực này đều
lấy vợ sinh con ở Trung Quốc và đã trở thành thần dân của nước Đại Đường. Họ sống tập trung trong
một khu vực gọi là Phiên Phường ở kinh đô Trường An.
Trong thời kì mười nước đời Ngũ Đại (907- 979 sau Công nguyên), vương triều của Hãn Khách Lạt
do người Tây Đột Quyết thành lập lớn mạnh lên. Họ theo đạo Ixlam, vì thế trong địa khu Khách Thập
Cát Nhĩ mà họ chiếm lĩnh ở tỉnh Tân Cương, dân ở nơi ấy cũng theo đó mà chuyển sang đạo Ixlam.
Như vậy đạo Ixlam đã theo đường bộ mà truyền nhập vào Trung Quốc với quy mô tương đối lớn.
Đến đời nhà Tống, do những hoạt động thông thương, đạo Ixlam đã được các thương gia Ba Tư và Ả
Rập không ngừng đưa vào Trung Quốc, song đến thời kì này, con đường truyền bá đã được mở rộng
tới tuyến đường biển.
Đời xưa Tuyền Châu ở Phúc Kiến là một hải cảng thông thương quan trọng. Chùa Thánh Hữu ở thành
phố này theo nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học chính là đền thờ Thanh Chân (giáo đường đạo Ixlam)
cổ xưa nhất của Trung Quốc còn tồn tại đến tận ngày nay. Đền này được xây dựng năm trong từ năm 1
đến 1010, tức là vào năm thứ hai niên hiệu Tường Phù đời Tống, còn theo lịch Ixlam là năm 400.
Đến đời nhà Nguyên, Thành Cát Tư Hãn xây dựng một đế quốc vắt qua hai lục địa Âu và Á. Trong
cuộc chiến tranh chinh phục Nam Tống, Thành Cát Tư Hãn dùng một đạo quân người Hồi do Mục Tư
Lâm thành lập. Các quân nhân này, cùng với gia đình họ, về sau đã tạo thành một nhánh dân tộc Hồi ở
Trung Quốc. Đó là một trường hợp đạo Ixlam truyền nhập vào Trung Quốc với quy mô tương đối lớn.

LA DUẪN HÒA

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.