"Bài phường” được dựng lên để làm gì?
Mỗi khi đi thăm các chùa chiền, đền miếu, lăng mộ hay khu vườn cây cổ, chúng ta thường có thể thấy
những kiểu kiến trúc hình những cái cổng, tùy theo quy mô, những cái cổng này được hình thành với
hai cột, bốn cột, sáu cột hay tám cột xếp thành hàng, trên đỉnh những cái cột này lại có bắc những xà
ngang, trên các cột và xà đều có khắc những chữ đề mang tính chất kỉ niệm.
Các vật kiến trúc mang đặc sắc độc đáo của văn hóa người Hán này được gọi là bài phường, các bài
phường phần nhiều được dùng để kỉ niệm những người đã qua đời, hoặc giả để tuyên đương lễ giáo,
nêu gương công đức.
Người ta thường gặp thấy những bài phường trinh tiết, bài phường công đức v.v... Các bài phường
trinh tiết được dựng lên để ca ngợi những người phụ nữ giữ đúng "tam tòng tứ đức" theo lễ giáo phong
kiến đời xưa. Bài phường công đức dùng để kỉ niệm các nhân vật đã có cống hiến cho xã hội hoặc có
phẩm đức cao cả.
Các bài phường thường được làm bằng những vật liệu như gỗ, gạch, đá và thường được dựng lên ở lối
vào các đền, chùa, miếu mạo, lăng mộ, từ đường, vệ môn hoặc ở đầu đường đầu phố. Ngoài ý nghĩa kỉ
niệm, các bài ng này lại còn có tác dụng tô điểm cảnh quan. Theo những điều còn ghi chép trong các
tài liệu lịch sử bài phường đã có từ thời kì Xuân Thu, nhưng hình thức hết sức đơn giản: chỉ có hai cái
cột, bên trên thêm một cái xà ngang và gọi là "Hoành môn"
Đến thời kì nhà Tùy và nhà Đường, do nhiều nhu cầu của kiến trúc đô thị, ở đâu cũng có thể thấy
những cửa khu phố dựng lên theo kiểu hoành môn.
Từ đời Tống về sau, trên cơ sở các phường đã thấy phát triển những bài phường với tác dụng phát
triển từ chỗ là nơi qua lại thành trang trí.
Đời Minh và đời Thanh là thời kì phát triển cao nhất của các bài phường.
Trong những năm niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, đã xây dựng bài phường bằng Hán bạch ngọc tại đoạn
phía nam Thần Lộ của Thập Tam Lăng có sáu cột trụ, năm cửa, mười một lầu, rộng 28,86 mét, cao 14
mét, nom cực kì hoành tráng.
Bài phường cũng có thể được gọi là bài lâu, nhưng bài lâu nói chung bên trên xà ngang còn dựng thêm
một cái lầu có mái thậm chí có tới hai, ba tầng lầu. Ngày nay trong những ngày lễ hay ngày kỉ niệm,
chúng ta thường dùng tre, gỗ để làm những bài lâu, trên đó treo đèn kết hoa để nói lên ý nghĩa ăn
mừng.
LA DUẪN HỎA