Miếu hội là gì?
Sau khi xem để mục này có lẽ các bạn có thể nghĩ rằng miếu hội phải chăng làc họp trong các đền
miếu? Kì thực hoàn toàn không phải như thế đâu.
Khoảng hơn một nghìn năm trăm năm trước đây, hồi các chùa chiền của đạo Phật còn có ảnh hưởng rất
lớn, để thu hút thêm dân chúng tin theo đạo Phật, cứ một thời gian nhất định người ta lại tổ chức một
đại hội gọi là hội chay. Trong các dịp hội chay này, các nhà sư phân phát cơm chay cho dân chúng và
cử hành những hoạt động văn hóa Phật giáo phong phú. Dần dà các ngôi chùa đã trở thành một thứ
trung tâm hoạt động văn hoá, rồi các hoạt động này lại khêu gợi hứng thú của các nhà buôn, làm họ
cho rằng đây là cơ hội tốt để kiếm tiền. Do đó cứ mỗi dịp có hội chay là các nhà buôn lại đem các
món hàng của mình tới và tiến hành những việc trao đổi hàng hoá. Hơn nữa, nhằm làm cho việc buôn
bán của họ ngày càng phát đạt, các lái buôn lại còn mời những nghệ sĩ dân gian tới để tăng thêm hứng
thú cho lễ hội. Nhờ đó dân chúng tới nơi không những có thể mua sắm các đồ dùng cần thiết trong sinh
hoạt mà còn được xem những vở kịch ít được nghe thấy, do đó hoạt động này kết hợp các công năng
tôn giáo, văn hoá, giải trí và mua bán, đồng thời đã trở thành một phong tục xã hội. Đó tức là miếu hội
đã được kéo dài cho tới ngày nay.
Các miếu hội vì được kết hợp với hoạt động họp chợ mua bán, cho nên trong tập quán cũng còn được
gọi là miếu thị (chợ miếu).
Trong những năm gần đây, theo đà cải cách ngày càng thâm nhập, các miếu hội không ngừng được mở
rộng tại các nơi trong toàn quốc, cứ như măng lên vùn vụt sau mưa xuân. Tất nhiên các miếu hội ngày
nay không hoàn toàn có quy mô và hình thức như xưa kia nữa rồi, nội dung của miếu hội ngày nay ngày
càng thêm phong phú, ngoài việc gìn giữ các nét truyền thống đặc sắc lại còn phát triển các khía cạnh
xem ngắm và du lịch, hấp dẫn các bạn bè từ trên thế giới kéo tới.
TẠ NI