Đời xưa tình báo quân sự được truyền đi như thế nào?
Trong các cuộc chiến tranh, tình báo quân sự thường có tác dụng không sao có thể coi thường, vì nó
quyết định thắng bại. Đời xưa các đường giao thông còn chưa thuận lợi, các biện pháp thông tin còn
lạc hậu, người ta đã truyền đạt tình báo quân sự như thế nào?
Phương pháp truyền tin quân sự mà con người ngày nay còn được biết rõ nhất có lẽ là những đài đốt
lửa khói. Các đài này đã xuất hiện trước đây hơn hại nghìn bẩy trăm năm vào cuối thời kì Tây Chu,
rồi còn được sử dụng thêm cho tới đời Minh và đời Thanh. Nghe nói cái tên thị trấn Yên Đài Thị (thị
trấn Đài Khói) có được là vì dưới triều nhà Minh, ở đây người ta đã lập một Lang Yên Đài (Đài khói
Chó sói) đểữ ngăn chặn bọn giặc lùn.
Thật ra trước khi có loại đài phong hỏa này hơn 300 năm, trong những năm đầu triều đại nhà Chu, nhà
quân sự trứ danh Khương Tử Nha đã phát minh ra hai phương pháp bí mật để chuyển tình báo quân sự
là "âm phù” và "âm thư”.
Âm phù là một bộ những cái thẻ có kích thước và hình dạng không giống nhau, mỗi chiếc thẻ có một ý
nghĩa nhất định mà chỉ có hai phía sử dụng được biết. Trong chiến tranh thì chủ tướng và các tướng
lĩnh gửi các âm phù này cho nhau để nói lên ý định của mình, về sau các "phù này trở nên càng phong
phú hơn và đã có các hình thức như hổ phù (phù hiệu hình con hổ), lệnh tiễn (mũi tên truyền lệnh), kim
bài (thẻ vàng)...
Âm thư là đem một văn kiện quân sự chia làm ba bộ phận, viết riêng trên ba cái thẻ trúc rồi phái ba
người đem đi. Sau khi tới đích thì người nhận ghép ba cái thẻ trúc lại với nhau và có được một tin
tình báo hoàn chỉnh.
Đến đời Tống, thừa tướng Tăng Công Lượng dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của người đời xưa
đã sáng tác được một bản mật mã quân sự. Ông ta ghi lại 40 dụng ngữ không thể thiếu được thường
dùng trong quân đội rồi sắp xếp theo thứ tự. Trước khi xuất chinh, các tướng lĩnh và chủ soái ước
định với nhau một bài thơ không có chữ nào trùng lắp (tổng cộng 40 chữ) và mỗi chữ ấy đại biểu cho
một dụng ngữ quân sự, khi cần sử dụng mật mã thì người ta viết một bức công văn theo kiểu thông
thường nhưng có đánh dấu trên những chữ đại biểu cho mật mã, người nhận nhìn thấy các chữ có đánh
dấu thì sẽ hiểu rõ được ý nghĩa.
LA DUẪN HÒA