Người ở Trung Quốc xưa đưa tin như thế nào?
Hồi nước Trung Quốc mới vừa được kiến lập, ở tỉnh Vân Nam có một số bộ lạc dân tộc thiểu số vẫn
còn dừng lại trong giai đoạn công xã nguyên thuỷ. Tại các nơi ấy người ta vẫn còn dùng một số cách
truyền tin hết sức nguyên thủy. Chẳng hạn nếu gửi ớt đến cho một người bạn thì tức là nói bản thân
mình đang gặp phải những chuyện phiền phức rất lớn, còn nếu như gửi đi thuốc súng và đạn chì thì tức
là nói chiến tranh sắp nổ ra đến nơi rồi, còn nếu gửi đi một miếng muối, ở giữa khoét một lỗ thủng thì
tức là nói vấn đề đã được giải quyết.
Các chuyên gia cho rằng cái phương pháp "dùng vật truyền ý” như thế này chính là phương thức thông
tin của người đời xưa trong thời kì nguyên thủy còn chưa có văn tự, và người ta còn chưa biết dùng
các phương tiện giao thông.
Dưới thời nhà Chu, các chư hầu tự lập thành những nước nhỏ, giữa thiên tử nhà Chu và các nước chư
hầu, cũng như giữa các nước chư hầu với nhau, thậm chí giữa các cấp quan đều có những sự trao đổi,
những mệnh lệnh chính quyền, công văn và thư từ, do đó đã xuất hiện chế độ truyền tin qua các trạm
dịch với những kẻ truyềnưỡi ngựa. Người ta bắt đầu mở ra những con đường chạy thẳng tới kinh đô và
làm những trạm dịch ở hai bên đường với những cự ly nhất định, các nhân viên gọi là tín sứ hay bưu
tốt có thể dừng lại nghỉ ngơi ở các trạm dịch, đổi những con ngựa đã mệt mỏi sau khi chạy những
chặng đường xa.
Đến đời Xuân Thu thì cơ cấu này rất được hoàn thiện, còn sang đến đời Đường thì đã là tới thời kì
cực thịnh. Thời bấy giờ có ba loại dịch trạm được tổ chức là lục dịch (dịch trạm đường bộ), thủy dịch
(dịch trạm đường thủy) và thủy lục kiêm biện (dịch trạm kiêm cả thủy lẫn bộ), cộng tất cả có một ngàn
sáu trăm chỗ, lúc nhạnh nhất thì một ngày một con ngựa dịch trạm có thể chạy hơn một trăm năm mươi
dặm. Cơ cấu này còn được dùng mãi cho tới giữa triều đại nhà Thanh rồi mới được thay bằng tổ chức
bưu chính cận đại.
Việc truyền tin bằng dịch trạm đưa đi các văn kiện chính thức cùng các thông tin trong nhân gian chỉ
có thể dựa vào sức ngưòi. Nhưng tùy theo sự phát triển của thương nghiệp, nhu cầu truyền tin tức của
con người ngày càng lớn, vì thế dưới triều nhà Đường giữa kinh đô Trường An và Lạc Dương đã xuất
hiện những "dịch lư” (con lừa dịch trạm) chủ yếu phục vụ cho thương nhân.
Sang đến đời nhà Minh, thì đầu tiên ở vùng Duyên Hải miền Đông Nam xuất hiện Dân Tín Cục (cục
thư từ của dân), trong thời kì trước và sau chiến tranh Nha phiến, Dân Tín Cục đã có được một đà
phát triển rất lớn, tại các thành phố buôn bán lớn và các thị trấn có đường xá giao thông thuận lợi
trong toàn quốc, đã tổ chức được cả một mạng lưới thông tin rộng lớn.
LA DUẪN HÒA