BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 41

Tại sao lại gọi sáu mươi tuổi là "hoa giáp chi niên"?

Trong cuộc sống bình thường, người ta thường gọi tuổi sáu mươi là "hoa giáp chi niên". Còn đến khi
tuổi đã quá sáu mươi thì người ta nói là "niên du hoa giáp" (tuổi quá hoa giáp). Cách nói như thế này
có liên quan tới một phương pháp tính toán của người Trung Quốc trong thời cổ đại. Đời xưa ở Trung
Quốc có một phương pháp tính toán theo can chi.
Can tức là 'thập can" cũng gọi là "thiên can”. Các thiên can gồm có "Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỉ,
Canh, Tân, Nhâm, Quý”. Chi tức là "thập nhị chi" cũng gọi là "địa chi". Mười hai địa chi gồm có Tý,
Sửu, Dần, Mão, Thìn, Ty, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Nếu đem các thiên can và các địa chi phối hợp với nhau, lần lượt theo thứ tự như trên thì bội số nhỏ
nhất của 10 và 12 là 60, tức là sẽ có tổng cộng sáu mươi nhóm chữ số Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần,
Đinh Mão...
Người đời xưa phần nhiều dùng phương pháp tính toán như thế này để tính năm, vì thế tuổi của người
ta khi tới 60 thì gọi là một Giáp Tý, còn như việc gọi là Hoa Giáp thì đó là vì bên trong Giáp Tý, tên
của các thiên can và địa chi được xen lẫn với nhau cũng chẳng khác gì khi người ta cắm những bông
hoa muôn mầu muôn vẻ.
Trong lịch sử Trung Quốc đã có phát sinh nhiều sự việc quan trọng và nói về các sự kiện này người ta
cũng dùng phương pháp tính năm nói trên. Thí dụ những cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật
Bản năm 1884 được gọi là cuộc chiến tranh Giáp Ngọ, hay một thí dụ nữa Biến pháp Duy Tân 1898
được gọi là Biến pháp Mậu Tuất, vì việc này đã xảy ra vào năm Mậu Tuất.

TRƯƠNG LƯƠNG NHẤT

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.