Tại sao gọi chủ nhân là "đông đạo chủ”?
Trong sinh hoạt bình thường người ta thường gọi chủ nhân là "đông”. Chẳng hạn nước đăng cai các hội
nghị quốc tế hay các cuộc thi quốc tế được gọi là "đông đạo quốc". Chủ nhà của các cuộc họp bạn bè
thì được gọi là "đông đạo chủ”, còn những người làm công thì gọi chủ thuê mình là "đông gia", những
người nắm cổ phiếu các xí nghiệp kinh doanh cổ phần thì gọi là "cổ đông”, mời người ta đến ăn cơm
thì gọi là "tộ đông”... Đó là vì sao vậy?
Muốn hiểu điều này thì cần phải truy tìm trong kết cấu và phương hướng các phòng thất thời cổ đại ở
Trung Quốc.
Trong thời cổ đại ở Trung Quốc, nhà cửa phần lớn được dựng ở phía nam và hướng về phía bắc. Căn
phòng khách dùng để tiếp đãi khách khứa thường là ở giữa, phòng này hướng về phía nam và có hai
chỗ ngồi, một ở phía đông, một ở phía tây. Theo nghi lễ cổ đại của người Trung Quốc thì khách đ̓hơi
nhà đều ngồi ở phía tây còn chủ nhà thì ngồi ở phía đông, nhà các nhân vật có địa vị đều làm hai con
đường song song, trước nhà lại có hai dẫy bậc thềm, một ở phía đông, một ở phía tây. Khách nói
chung thường đi con đường phía tây và bước lên dẫy bậc thềm phía tây, còn chủ thì đi theo con đường
và dãy bậc thềm phía đông. Trong một bộ sách cổ của Trung Quốc là Lễ Kí có ghi một điều quy định
như sau: "Chủ nhân dùng bậc thềm phía đông, khách dùng bậc thềm phía tây”. Vì thế chủ nhân được
gọi là "đông đạo" hay "đông đạo chủ”, gọi tắt là đông.
Các bạn ạ! Khi có những thân bằng cố hữu tới chơi nhà, hoặc có người đến tham quan trường học,
hoặc có những vị khách quý nước ngoài đến phỏng vấn, học tập hay du lịch ở nước ta, thì các bạn
phải tiếp đãi cho có nhiệt tình, giữ đúng cương vị của một "đông đạo chủ”.
VƯƠNG QUỐC DŨNG