Tại sao khom lưng có thể trở thành một phương thức làm lễ chào?
Khom lưng chào ngày nay đã trở thành một nghi thức thông dụng trên toàn thế giới. Ở các nước như
Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc, phương thức lễ nghi này lại càng phổ biến. Người Nhật thậm chí
còn cho rằng làm thật đúng lễ khom lưng chào là tiêu chuẩn của một con người có tu dưỡng.
Tại sao khom lưng chào lại có thể trở thành một phương thức làm lễ? Tại sao việc mình khom lưng
xuống lại có thể nói lên ý tôn trọng của mình đối với người khác? Nghe nói phương thức khom lưng
làm lễ là do người Trung Quốc sáng tạo ra, nó bắt nguồn từ việc thờ cúng tổ tiên trong thời cổ xa xưa
của Trung Quốc.
Dưới triều đại nhà Thương (thế kỉ XVI trước Công nguyên) đã có một nghi thức tế lễ cổ xưa gọi là
"Cúc tế”, trong nghi thức tế lễ này phải dùng những con vật nguyên vẹn làm đồ cúng để biểu đạt lòng
sùng kính của làm lễ đối với tổ tiên hay thần linh. Thân của các con vật đem cúng đều phải bẻ cong lại
cho thành hình tròn, nom cũng như những quả bóng bằng da mà người đời xưa gọi là "cúc", do đó cái
hình trạng như thế này cũng được gọi là "cúc hình”.
Phương thức "cúc hình" này cho tới ngày nay vẫn còn có thể thấy tại nhiều vùng ở Trung Quốc, đặc
biệt là các địa khu có dân tộc thiểu số. Về sau người đời xưa đã bắt chước cái dáng "cúc hình" này
của các vật đem dâng lễ để biểu hiện lòng tôn kính của mình đối với tổ tiên và thần linh, rồi càng về
sau đã hình thành phương thức khom lưng làm lễ như thế, rồi đối tượng làm lễ được mở rộng tới các
nhân vật có địa vị cao, các cấp cao trong họ và cả những ai cần được biểu thị lòng tôn kính.
Trong thời cổ văn hóa Trung Quốc đã có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước láng giềng, vì thế
phương thức khom người làm lễ đã được truyền sang các nước như Triều Tiên, Nhật Bản,. thậm chí
được nhân dân các nước khác trên thế giới áp dụng...
DIỆP QUẢNG SINH