Tại sao dân tộc Tạng coi việc tặng "cáp đạt" là một lễ tiết cao quý?
Cáp đạt là một dải lụa dài tượng trưng cho điều tốt đẹp. Dân tộc Tạng ở Trung Quốc và một bộ phận
nhân dân Mông Cổ thường dùng cáp đạt để làm lễ trước tượng Phật. Mỗi khi có hôn lễ đám tang, đến
chào hỏi người trên hay tiễn biệt người đi xa, họ đều phải hiến tặng cáp đạt để nói lên ý thành tâm và
kính trọng của mình. Vì thế hiến cáp đạt là một lễ tiết cao quý của dân tộc này.
Cáp đạt là một thứ hàng dệt trình độ rất cao, có thứ dệt bằng tơ tằm, có thứ dệt bằng sợi bông, với độ
dài ngắn không giống nhau. Nói chung cáp đạt có mầu trắng, vì dân tộc Tạng cho rằng màu trắng cũng
giống như mây lành ở trên trời, và màu trắng cũng tượng trưng cho sự tinh khiết cát lợi.
Nhưng cũng có khi cáp đạt được dệtằng sợi ngũ sắc, với các mầu lam, trắng, vàng, lúc, đỏ. Mầu lam
tượng trưng cho trời xanh, mầu trắng tượng trưng cho mây trắng, mầu lục tượng trưng cho sông ngòi,
mầu đỏ tượng trưng cho thần Hộ Pháp trong không gian, còn mầu vàng tượng trưng cho đất rộng. Loại
cáp đạt này chuyên dùng để hiến dâng lên Bồ Tát và là loại lễ vật long trọng nhất, thông thường chỉ
đem dùng trong những trường hợp rất đặc biệt.
Việc hiến cáp đạt và nhận cáp đạt đều phải theo những quy tắc nhất định. Thí dụ khi tặng cáp đạt cho
khách thì phải dùng hai tay nâng lên, nét gập quay về phía khách, nếu tặng cáp đạt cho người ngang
hàng thì chỉ cần đặt vào bàn tay hay cổ tay đối phương là được, còn nếu đem cáp đạt cho người ở
hàng thấp hơn thì có thể đặt lên vai. Nhưng khi dâng cáp đạt lên Phật sống thì phải cúi đầu khom lưng
90 độ, hai tay nâng cáp đạt lên quá đầu, hơn nữa không được đặt thẳng vào tay đối phương mà chỉ có
thể đặt cáp đạt lên bàn trước mặt Phật sống.
LIÊU KIỆN HOA