BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 79

Giáp cốt văn đã được phát hiện như thế nào?

Năm 1899 (năm thứ hai mươi lăm triều Quang Tự), Bắc Kinh có một vị quan tên là Vương Ích Vinh
mắc bệnh sốt rét, đã phải dùng rất nhiều vị thuốc. Một hôm ông bỗng nhiên phát hiện thấy trên một
mảnh thuốc có tên là Long Cốt (xương rồng) có khắc một số chữ triện nhưng lại không đúng là chữ
triện, vì th rất lấy làm lạ.
Vương Ích Vinh là một chuyên gia rất nổi tiếng về kim thạch học (môn học các đồ kim khí và đồ đá).
Dựa vào trực giác ông biết rằng các mảnh thuốc long cốt này có giá trị rất lớn. Vì thế lập tức sai
người đến các hiệu thuốc mua tất cả các món long cốt có được với giá cao.
Về sau, thông qua việc nghiên cứu của các học giả về văn tự cổ, các miếng long cốt này đã được xác
định là những miếng mai rùa và xương bò trong thời kì sau của triều đại nhà Thương. Các hình khắc
bên trên đều là những chữ được dùng vào thời bấy giờ.Vì thế đã có cái tên là "giáp cốt văn".
Nội dung mà các chữ giáp cốt văn ghi lại phần lớn là những việc bói toán của các vua chúa triều đại
nhà Thương, nhưng cũng có một số đoạn ghi sự việc. Vì vậy giáp cốt văn là những tài liệu quan trọng
để giúp cho việc nghiên cứu nguồn gốc của văn tự Trung Quốc và lịch sử thời kì nhà Thương.
Sau khi Vương Ích Vinh qua đời, vài người con của ông ta đã mang hơn một ngàn mảnh giáp cốt bán
cho tác giả của bộ Lão tàn du kí (Du kí của kẻ tàn phế già) là Lưu Ngạc. Lưu Ngạc dựa vào các giáp
cốt mà mình đã sưu tập được chụp ảnh lại và xuất bản thành bộ sách Thiết Vân tàng quy (Xương rùa
do Thiết Văn tàng trữ). Năm sau Tôn Di Nhượng lại dựa vào bộ sách này mà biên soạn cuốn Khiết
văn cử lệ
(Thí dụ về các chữ khắc) và đây là bộ sách chuyên môn đầu tiên nghiên cứu về giáp cốt
văn.
Giáp cốt văn đã được khai quật ở nơi nào thì điều này các nhà buôn thuốc nhất định không chịu tiết lộ.
Mãi đến năm 1908 một viên quan to là La Chấn Ngọc phải tìm mọi cách thuyết phục, dụ dỗ và cuối
cùng các nhà buôn mới chịu nói ra sự thật. Vốn là giáp cốt văn đã được khai quật ở vùng Tiểu Đồn Âu
Dương tỉnh Hà Nam. Nơi ấy là di chỉ Ân H, do đó có thể xác định được rằng các mảnh giáp cốt này
đều là di chỉ của đời Ân Dương. Sự phát hiện giáp cốt văn là một thành công rất lớn của lịch sử khảo
cổ cận đại.

THÁI TÀI BẢO

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.