BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 80

Bốn thanh của tiếng Hán đã được phát hiện như thế nào?

Những người đã từng học qua tiếng Hán đều biết rằng tiếng Hán có bốn thanh diệu. Hiện tượng này
chỉ có trong tiếng Hán, tiếng Tạng và vài thứ tiếng nữa. Còn phần lớn các thứ tiếng Anh, Pháp, Nga...
đều không có thanh điệu.
Bốn thanh của tiếng Hán đã phát triển trải qua một quá trình rất dài. Đầu tiên là từ cách ghép vần trong
thi ca. Trong thi ca nếu như độ cao thấp của thanh điệu các chữ có vần được hài hòa thì khi đọc lên sẽ
càng dễ nghe. Trong tổng tập thi ca Trung Quốc cách đây hai nghìn năm trăm năm là Kinh Thi có hơn
300 bài, thanh điệu các chữ có vần trong các bài thơ này đại khái như nhau.
Đến đời Tam Quốc (220-280 sau Công nguyên), học giả của nước Ngụy tên là Lí Đăng biên soạn một
bộ từ điển đặt tên là Thanh loại. Lí Đăng đã dựa vào tính chất cao, thấp, thăng giáng của các thanh
điệu rồi dùng các tên âm thanh trong thang âm cổ là cung, thương, dốc, chỉu, vũ, để phân các thanh
điệu của tiếng Hán làm năm bộ. Bộ sách này dã được các nh chuyên môn coi là có tính chất đột phá
trong việc nghiên cứu thanh điệu tiếng Hán.
Đến đời Nam Tề (năm 479-502 sau Công nguyên), việc dịch và nghiên cứu các bộ kinh Phật giáo của
Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc, từ lâu đã được phát triển nhiều trong việc tụng các kinh Phật của Ấn
Độ với hiện tượng "chuyển động”, tức là cùng một âm tiết có thể căn cứ vào độ cao thấp mà phân làm
ba thanh âm.
Để giải quyết vấn đề này Cảnh Lăng Vương của triều đình Nam Tề là Tiêu Tử Lương đã triệu tập vài
trăm vị hòa thượng am hiểu về thanh lượng đến nhà mình. Trải qua một thời gian tranh luận và nghiên
cứu lâu dài, cuối cùng mọi người đã định ra được phương án tụng kinh Phật, đặt tên là Kinh Bái Tân
Thanh
(ý kiến mới trong việc ngâm tụng kinh Phật), nhờ đó đã xác định được tên gọi các thanh điệu
tiếng Hán.
Ít lâu sau, khi Nam Lương học giả trứ danh Thẩm Ước biên soạn bộ Tứ thanh phổ (Danh mục bốn
thanh điệu), Chu Ngưng cũng biên soạn bộ Tứ thanh thiết vận (Thiết vận bốn thanh điệu) đem tất cả
các thanh điệu của tiếng Hán phân làm bốn thanh điệu bình, thượng, khứ, nhập. Gọi tắt là tứ thanh.
Về sau, trải qua hơn một ngàn năm vận dụng tứ thanh vẫn còn phát triển biến hóa. Hiện nay thanh bình
cổ đại còn phân ra làm hai thanh điệu âm bình và dương bình, tức là thanh thứ nhất và thứ nhì trong
tiếng Hán hiện đại, thượng thanh và khứ thanh là thanh điệu thứ ba và thứ tư. Còn nhập thanh thì đã
không còn nữa, tuy nhiên trong các phương ngôn Thượng Hải và Quảng Châu vẫn còn có nhập thanh.

LA DUẪN HÒA

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.