Tại sao nói Đôn Hoàng là kho quý về nghệ thuật hang động của
Trung Quốc?
Các hang động Đ nằm trên vách đá giữa núi Tam Nguy và núi Minh Xa cách huyện Đôn Hoàng thuộc
tỉnh Tam Túc hai mươi lăm kilômét về phía đông nam.
Các hang động này dài khoảng hai kilômét, từ trên xuống dưới chia làm năm tầng. Hiện nay còn lại
492 động thuộc các đời Bắc Nguy, Bắc Chu, Tùy, Đường, Ngũ Đại, Tống, Tây Hạ. Nguyên. Các bức
bích họa có diện tích 4,5 vạn mét vuông, có 2.450 bức điêu khắc màu.
Đây là một quần thể nghệ thuật tổng hợp trong hang động, gồm cả hội họa lẫn điêu khắc, và là những
hang động trứ danh có quy mô lớn nhất, nội dung phong phú nhất hiện còn lại của Trung Quốc. Hang
động Mạc Cao được bắt đầu xây dựng năm 366 (năm thứ hai niên hiệu Kiến Nguyên đời Tiền Tần).
Theo các văn bản ghi chép thì người đầu tiên bắt đầu tô tạc là một vị hòa thượng tên là Lạc Tôn. Theo
truyền thuyết ông đi Tây du, khi tới chân núi Tam Nguy thì trời đã sắp hoàng hôn. Mặt trời đã ngả về
Tây, ông đang đi tìm chỗ nghỉ đêm thì đột nhiên trên quả núi phía trước phát ra một luồng kim quang
lóa mắt. Trong luồng kim quang ấy phảng phất thấy hiện ra ngàn vạn vị Phật. Thế là ông triệu tập một
số người đến đây tạc tượng trong hang động thứ nhất.
Các động đá Mạc Cao phần lớn được tô tạc dưới triều nhà Tùy và triều nhà Đường. Đến đời Võ Tắc
Thiên của triều Đường thì đã tô tạc được hơn mười ngàn động. Trong các động đá có những bức
tượng đất tô màu và những bức bích họa băng ngọc tuyệt đẹp đã nổi danh trên thế giới.
Các bức tượng đắp tạc hình các vị Phật, đệ tử, bồ tát thiên vương, lực sĩ.. Có những bức tượng một
người và một nhóm người tạo hình như thật, thần thái sinh động. Các tượng đắp có màu đời nhà
Đường thì lại càng ung dung hoa lệ màu sắc của các bức bích họa thì tươi đẹp, bố cục tạo hình tinh
vinhân vật đều rất sinh động.
Đầu tiên các bức họa đều có nội dung chủ yếu là những câu chuyện vẽ theo kiểu tranh liên hoàn. Đến
đời Tùy thì bắt đầu có chuyển biến. Đến đời Đường thì không những nội dung có thay đổi lớn mà cả
đến phong cách vẽ cũng từ kiểu âm thầm, rùng rợn xưa kia chuyển thành trang nghiêm sáng sủa. Trên
cơ sở dân tộc hóa, các bức bích họa này đã tiếp thu ưu điểm của nghệ thuật cổ đại của các nước Ấn
Độ, Hy Lạp, Iran và đã đạt tới trình độ rất cao về mặt sáng tạo nghệ thuật.
DIỆP QUẢNG SINH - LA DUẨN HÒA