Tại sao đến tiết Thanh minh người ta phải đi tảo mộ?
Hàng năm, cứ đến tiết Thanh minh là bao giờ người ta cũng ra ngoại thành đi tảo mộ. Trong ngày này,
dân chúng ăn bánh trôi, căm nhành liễu, nhiều trường hợp lại còn tổ chức những buổi cho học sinh đi
chơi mùa xuân gọi là "Đạp thanh xuân du” (giẫm lên cỏ xanh dạo chơi mùa xuân). Tất cả các tập quán
này bắt nguồn từ tiết Hàn thực (ăn đồ nguội) theo truyền thống trong lịch sử Trung Quốc.
Tương truyền trong thời Xuân Thu trước đây hơn hai nghìn năm, Tấn Văn Công trong khi luận công
khen thưởng cho các công thần khai quốc có để sót mất người ân nhân cứu mạng mình là Giới Tử
Thôi. Sau đó đến khi Tấn Văn Công nhớ lại thì Giới Tử Thôi đã đưa mẹ về ẩn cư ở Miên Sơn (nay ở
phía đông nam huyện Giới Lưu tỉnh Sơn Tây), không thể nào tìm thấy được nữa.
Khi ấy có người đã hiến kế cho Tấn Văn Công dùng lửa đốt núi thì Giới Tử Thôi sẽ bắt buộc phải dời
núi mà ra. Không ngờ lửa đốt ba ngày ba đêm đã thiêu sống cả hai mẹ con Giới Tử Thôi, vì thế Tấn
Văn Công hết sức đau buồn, đã sai đổi tên Miên Sơn thành Giới Sơn và lập miếu thờ.
Năm sau, đến ngày đốt rừng năm trước, nhà vua ban lệnh cho dân cấm đốt lửa và chính mình ăn đồ
nguội để tự trách phạt. Tiết Hàn thực đã được đặt ra từ ngày ấy.
Hàng năm, vào ngày này dân chúng chỉ ăn đồ nguội làm sẵn từ trước như tránh trôi, bánh táo, và ra
đồng làm lễ cúng Giới Tử Thôi để tưởng nhớ tới người bề tôi hiền đức không ham danh lợi sau khi sự
nghiệp đã thành công.
Nhưng chính vì ngày của tiết Hàn thực trùng với tiết Thanh minh cho nên tiết Thanh minh cũng gọi là
tiết Hàn thực, rồi dần dà việc làm lễ kỉ niệm này đ phong tục Thanh minh tảo mộ và Đạp thanh.
CHU SƠ DƯ