Dịp tết Đoan ngọ tại sao người ta ăn bánh tét?
Mỗi năm cứ đến ngày mồng năm tháng Năm nông lịch, mọi người đều vui vẻ ăn bánh tét, có địa
phương còn tổ chức đua thuyền rồng và ngày ấy được gọi là tết Đoan ngọ. Theo truyền thuyết thì đây
là tập quán để tưởng niệm Khuất Nguyên - nhà thơ vĩ đại đầu tiên của Trung Quốc.
Khuất Nguyên sinh ở đất Tỷ Quy nước Sở năm 340 trước Công nguyên. Dưới thời Chiến Quốc, trong
số các nước hùng mạnh thì nước Sở có lãnh địa rộng lớn nhất, song nước Tần ở phương Bắc lại mạnh
hơn. Và nước Tần đã coi nước Sở là đối thủ chính của mình trong cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ.
Hồi ấy Khuất Nguyên đảm nhiệm một chức vị quan trọng ở nước Sở. Ông kiến nghị với Sở Hoài
Vương nên liên hợp với các nước Tề, Triệu, Ngụy, Hàn, Yên để cùng nhau chống lại nước Tần. Hồi
đầu, Sở Hoài Vương hết sức tín nhiệm Khuất Nguyên, để cho Khuất Nguyên soạn ra pháp lệnh mới,
nhưng về sau có nhiều gian thần gièm pha li gián, khiến Sở Hoài Vương nghi ngờ, cuối cùng bãi chức
quan và đày đ
Trong tâm trạng đau buồn vô hạn, Khuất Nguyên đã viết bản trường thi trứ đanh Ly tao để bày tỏ niềm
lo lắng của mình về vận mệnh nước Sở.
Sau đó Khuất Nguyên đi lang thang trên bờ sông Nguyên. Có ông lão đánh cá hỏi: "Người trên đời này
đều bẩn như thế, tại sao ông lại không hòa lẫn với họ trong bùn nhơ?". Khuất Nguyên trả lời: "Tôi thà
nhảy xuống sông còn hơn để cho phẩm cách của mình bị vấy bùn". Đầu mùa hạ năm 278 trước Công
nguyên, Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La, lấy cái chết giữ trọn lời thề.
Ngày ấy là mồng năm tháng Năm âm lịch. Vào tiết này, dân chúng ném cơm xuống sông để tưởng nhớ
Khuất Nguyên. Về sau người ta không ném cơm nữa, mà lấy lá gói xôi ném xuống sông, và nghĩ rằng
nếu làm như thế thì các loài yêu quái dưới nước sông sẽ phải kinh sợ. Người ta lại còn sửa sang các
con thuyền thành hình những con rồng, thế là có tập quán đến tết Đoan ngọ thì dân chúng ăn bánh tét và
đua thuyền rồng.
QUÁCH CẢNH PHONG