BÌNH MINH MƯA - Trang 276

Đôi khi vào quãng nửa đêm một vị khách bất ngờ tới, tấm áo choàng ông

ta sực mùi gió, mùi đồng ruộng. Người khách xa đã sốt ruột phóng ngựa từ
Maxcơva tới Tveri trên những con ngựa được thay thế, để báo tin mới nhất
về những trận kích chiến và nghe những câu thơ bốc đồng, những cuộc tranh
luận om xòm và nồng nhiệt. Ánh đèn mờ nơi đặt thanh chắn Tveri và ông
già gác cổng tàn tật trong những ngày ấy đã gặp bao con người được cả
nước Nga biết tiếng.

Kiprenxki cùng với mọi người sống một cuộc sống đầy hưng phấn và

không ngủ.

Nhưng rồi một tối kia không ai tới nữa. Trung đoàn các thương kỵ binh

lầm lũi tiến vào thành phố và đồn trú tạm bợ trong các lán trại. Các đống lửa
cháy làm sáng lên những hạt mưa đen. Tiếng ngựa ngáp ồn ào. Mùi khói,
mùi phân, mùi mồ hôi, mùi bánh mì nồng nặc lẫn với tiếng chửi bới đến
khản cổ, tiếng kèn đồng run run. Napôlêông đã chiếm Maxcơva.

Ở Tveri yên tĩnh, không có ai tới nữa. Kiprenxki chẳng còn ai để vẽ. Lúc

đó ông bèn vẽ chân dung những người nông dân, phong cảnh ngoại ô Tveri
và dọc bờ sông Vonga.

Chiếc bút chì đã thay cho chiếc bút lông, Kiprenxki chỉ cần đánh bóng

những hình vẽ với một sự tinh xảo đến lạ lùng.

Vinh quang của Kiprenxki trẻ tuổi lên vùn vụt. Anh từ Tveri trở về

Maxcơva gần như một thiên tài được thừa nhận. Những lời đồn đại về anh
lan sang tới tận Tây Âu. Cả thủ đô nói về cây bút chì thần diệu của nhà họa
sĩ. Những bức tranh được vẽ một cách dễ dàng đến nỗi người ta coi là một
phép màu.

Kiprenxki được mời vào hoàng cung vẽ chân dung các đại thần. Những

người có danh tiếng của Maxcơva đều muốn có vinh dự được ngòi bút
Kiprenxki làm cho bất tử.

Sự thừa nhận đương nhiên của những người có uy tín trong hội họa, trong

xã hội thượng lưu Pêterburg đã biến thành một cái mốt trống rỗng thái quá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.