“Tâm” ở đây người thời trước gọi bằng “bản tâm”, “tâm mưu”, mặc dầu nội
dung của nó bao gồm các phương diện khí chất tinh thần và tu dưỡng tư
tưởng, nhưng hạt nhân là lòng quyết tâm chiến đấu của tướng soái.
Xung quanh vấn đề lòng quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy, Tôn Tử
nói trong “Thiên quân tranh”: “Tướng có thể dành lòng người”. Ông còn
bảo: “Đối xử với rối loạn bằng việc làm chủ, đối xử với sự ồn ào bằng sự
yên tĩnh, đó là làm chủ nhân tâm”. Điều này nói lên cuộc đấu tranh giữa
lòng quyết tâm chiến đấu của bên ta với lòng “lung lay” hay cái “vững
tâm”, “Đoạn tâm” trong quyết tâm chiến đấu của đối phương. Về “vững
tâm” một nhà học giả họ Hà chú thích: “Không có vị tướng nào lại muốn
đơn độc một mình, chỉ dựa vào sự tinh tế khôn ngoan của một cá nhân, mà
muốn liên kết với hàng vạn con người, để đối phó với kẻ địch như hổ, báo.
Cái lợi cái hại đan xen, cái thắng cái bại lẫn lộn, người tài trí phải biến, trù
liệu trong tâm trí, không phóng đại sự việc, phải ngăn nắp được thế sao
chẳng đáng gọi là ứng biến khôn cùng, xử sự rạch ròi?”. Đó là nói về tầm
quan trọng của “vững tâm”. Đỗ Mục phát biểu: “Tư Mã Pháp nói: Bản chất
phải vững vàng, biết được kẻ địch sẽ có cách đối phó, bản tâm ổn định,
nhưng còn phải biết điều khiển nó, làm cho thế ổn định càng trở nên chắc
chắn, đừng bận tâm đến sự nhiễu loạn, đừng vì cái lợi trước mắt. Đợi chừng
nào kẻ địch rối loạn, ồn ã thì xuất quân tấn công”. Đấy là nói về yêu cầu
của “vững tâm”. Trương Dự bảo: “Lấy trừng trị đối xử với rối loạn, lấy cái
tĩnh lặng đối xử với cái ồn ào, lấy cái bình tâm đối xử với cái nôn nóng, lấy
sự nhẫn nại đối xử với giận dữ, đó là nói về phương pháp của “vững tâm”.
Về “đoạn tâm”, Lý Chuyên nói: “Bực tức dẫn đến phẫn nộ, càn quấy dẫn
đến rối loạn, nhỏ nhen đi đến kiêu căng, ngăn cách dẫn đến xa lạ”. Đó là
nói về các phương pháp “đoạn tâm”.
Làm chủ nhân lực:
Ý chỉ việc tiêu hao và làm mỏi mệt sức chiến đấu của kẻ thù. Tôn Vũ
nêu lên phương pháp “làm chủ nhân lực” trong “Thiên quân tranh”: “Đối