BINH PHÁP TÔN TỬ VÀ 36
BINH PHÁP TÔN TỬ VÀ 36
MƯU KẾ
MƯU KẾ
Trần Trường Minh
Trần Trường Minh
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
Chương 16: Các Loại Địa Hình Chiến Đấu Nghiên Cứu Về Binh Pháp
Chương 16: Các Loại Địa Hình Chiến Đấu Nghiên Cứu Về Binh Pháp
Tôn Tử
Tôn Tử
Tản địa - Khu vực xảy ra tác chiến trong nội địa của bản quốc, được gọi
bằng tản địa. Tại sao gọi là tản địa? Tào Tháo bảo: Vì quân sĩ quyến luyến
quê hương, đường sá tương đối gần, con người dễ tan tác mất mát. Tôn Vũ
cho rằng ''tản địa thì đừng đánh''. Hà cớ gì tản địa lại dừng đánh? Kẻ địch
dám xâm phạm, chứng tỏ chúng có ưu thế, quân phòng thủ ở vào cái thế
tương đối yếu cho nên tránh việc vội vàng tác chiến, chỉ nên dùng phương
cách phòng thủ, tiêu diệt dần sinh lực địch, đợi thời cơ có lợi sẽ quyết chiến
với kẻ thù. Do vậy, Tôn Vũ lại nhấn mạnh: quân sĩ đóng nơi tản địa, điều
quan trọng là họ phái có ý chí chiến đấu thống nhất, lòng người son sắt.
''Không tảc chiến'' không có nghĩa không đánh. Ý nói không dùng thế công
mà chủ yếu dùng phương cách phòng thủ.
Khinh địa - Khu vực tác chiến tung thâm gần đất nước của kẻ thù được
gọi bằng khinh địa. Tiến vào đất nước của kẻ thù chưa sâu, tương đối gần
đất nước mình, đường giao thông của tuyến sau không dài, dễ vận chuyển
lương thực và vũ khí. Nhưng đã tiến sâu vào nội địa của kẻ thù, khó tránh
khỏi sự chống trả của đối phương, cho nên quân sĩ đóng ở vùng khinh địa
phải bảo vệ chặt trận địa của bên mình. Tôn Vũ bảo: “Khinh địa thì không
ngừng hoạt động''. Phàm quân đội đã tiến vào đất nước của kẻ thù thì nhất
thiết phải dựa vào ưu thế quân sự của mình mà đánh vào mặt yếu của đối
phương. Thành ra, lúc mới tác chiến phải chủ động phát huy ưu thế tấn
công, không được án binh bất động. Phải ra sức tiến sâu vào đất nước của