N. Ph. Va-tu-tin, A. M. Va-xi-lép-xki, V. Đ. I-va-nốp, A. Ph. A-ni-xốp và sau
này có thêm cả đồng chí Gh. C. Ma-lan-đin nữa.
Ngày 5 tháng Mười 1940, kế hoạch được bộ trưởng dân ủy X. C. Ti-mô-
sen-cô và đồng chí Tổng tham mưu trưởng mới là K. A. Mê-rét-xcốp trình
lên đồng chí I. V. Xta-lin. Kế hoạch thấy trước rằng ngay từ ngày đầu của
cuộc chiến tranh sắp tới, hoạt động tác chiến của tất cả các quân chủng trên
bộ, trên biển và trên không sẽ mang tính chất vô cùng gay go và phức tạp.
Kế hoạch cũng dự tính là cuộc tấn công của các binh đoàn xe tăng và bộ
binh của địch sẽ đi đôi với những trận oanh tạc của không quân vào các đơn
vị bộ đội Liên Xô và các cơ sở hậu cần có tầm quan trọng to lớn về quân sự.
Kế hoạch xuất phát từ chỗ quân đội Liên Xô hoàn toàn được chuẩn bị sẵn
sàng đánh lui kẻ địch và có thể bẻ gãy những đợt công kích của chúng bằng
lực lượng và phương tiện của các quân khu biên giới trên vùng biên cương.
Tiếp nữa, kế hoạch còn dự tính cuộc tấn công quyết định của ta, trong đó có
sự tham gia của các đơn vi bộ đội được điều từ sâu trong nội địa.
Mọi bộ phận cấu thành của kế hoạch đều gắn bó chặt chẽ với nhau và với
hoạt động của nền kinh tế quốc dân, của giao thông vận tải, thông tin liên
lạc. Tiếp đó, trên cơ sở kế hoạch của Bộ tổng tham mưu, chúng ta đã xây
dựng các phương án triển khai bộ đội các quân khu.
Như vậy, kế hoạch tác chiến đã xác định rõ tính chất của cuộc chiến tranh
có thể xảy ra, đã giải quyết đúng đắn vấn đề kẻ địch là ai và hướng hoạt
động của chúng ở chỗ nào.
Dựa vào dẫn chứng của đồng chí K. A. Mê-rét-xcốp, đồng chí I. V. Xta-
lin đã bày tỏ ý kiến cho rằng nước Đức không tập trung sức cố gắng chủ yếu
của nó ở khu vực phía Tây như đã ghi nhận trong kế hoạch, mà là ở khu vực
phía Tây – Nam để trước hết chiếm những khu công nghiệp, những vùng
nông nghiệp và nguyên liệu giàu có nhất Liên Xô. Đồng chí bộ trưởng Bộ
dân ủy quốc phòng vừa ở khu vực phía Tây – Nam về chắc cũng tán thành
quan điểm đó. Dù sao đi nữa thì cả đồng chí lẫn Bộ tổng tham mưu đều
không phản đối kết luận đó của đồng chí Xta-lin.