dịch tiếp theo của các Lực lượng vũ trang Liên Xô đặc biệt ở miền Pri-ban-
tích đang chờ tôi.
Tôi cần phải nói là trước mùa hè năm 1944, trên các hướng ở miền Pri-
ban-tích, chưa có đủ những điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô hành
động chiến đấu. Ở đấy, chúng ta chỉ có những lực lượng và phương tiện
tương đối yếu, nên chỉ tiến hành được những chiến dịch nhỏ và những kết
quả đạt được rất ít ỏi.
Nhưng đến khi quy mô tiến công của chúng ta ở Bê-lô-ru-xi-a được mở
rộng, thì tình huống lại thay đổi hẳn. Bộ đội ta tiến quân trên hướng chủ yếu
– hướng chiến lược phía Tây – đã tạo nên tiền đề cần thiết cho những chiến
dịch thắng lợi ở Lít-va, Lát-vi-a và E-xtô-ni-a. Hành động tích cực của
chúng ta ở miền Tây U-crai-na, tiếp theo là ở Ru-ma-ni, Hung-ga-ri và trên
lãnh thổ các nước khác trong bán đảo Ban-căng đã có ảnh hưởng, tuy gián
tiếp nhưng cũng rất tốt đến những chiến dịch mới này.
Tình thế chung trong lúc này lại được hành động của các nước Đồng minh
phương Tây góp phần làm cho thuận lợi thêm. Chờ mãi, cuối cùng đến ngày
6 tháng Sáu 1944, họ đã đổ bộ vào Noóc-măng-đi và mở rộng căn cứ bàn
đạp vừa chiếm được. Ta dự đoán là ít lâu sau quân Đồng minh sẽ tiến hành
một cuộc tiến công rộng lớn ở miền Tây – Bắc nước Pháp.
Trong khi xây dựng kế hoạch giải phóng miền Pri-ban-tích, tất nhiên ta
không quên kinh nghiệm của những trận đánh không hoàn toàn thành công
của chúng ta ở những cửa ngõ tiếp cận tới đó. Vì vậy, cho phép tôi được
quay ngượt lại thời gian, trở về năm 1943.
Các nhà nghiên cứu, các sử gia, phân tích những tài liệu về thời kỳ này,
thường nhấn mạnh đến tính không hoàn chỉnh của những chiến dịch của
quân đội xô-viết trên các hướng ở miền Pri-ban-tích. Thật vậy, cuộc tiến
công của chúng ta trong mùa thu năm 1943 và mùa đông năm 1944 ở miền
ấy đã không kết thúc được bằng việc tiêu diệt toàn bộ quân địch. Chúng ta
không chia cắt được cụm tập đoàn quân “bắc” và thanh toán chúng đi.
Dĩ nhiên, phải đặt ra câu hỏi: tại sao lại như vậy?