sau đó mới hạ quyết tâm cuối cùng. R. I-a. Ma-li-nốp-xki đồng ý, sau này đã
đề nghị sử dụng tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 trong thê đội một.
Nhờ kết quả công việc tập thể sáng tạo với tất cả các tư lệnh phương diện
quân, đến ngày 27 tháng Sáu 1945, ta đã xác định xong nội dung chủ yếu
của kế hoạch chiến lược của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô. Kế hoạch quy
định mở ba mũi đột kích quyết liệt đồng loạt, hợp điểm ở Trung Bộ – Mãn
Châu: sử dụng lực lượng chủ yếu của phương diện quân Da-bai-can đột kích
từ cái gọi là “chỗ lồi Tam-xắc” ở nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ; sử
dụng lực lượng của phương diện quân Viễn Đông 2, đột kích lừ khu Tây –
Nam Kha-ba-rop-xcơ; và sử dụng tập đoàn bộ đội chủ yếu của phương diện
quân Viễn Đông 1, đột kích từ miền Duyên hải. Mục đích của những mũi
đột kích này là chia cắt các đơn vị của Đạo quân Quan Đông, cô lập chúng ở
Trúng Bộ và ở Nam Bộ Mãn Châu và tiêu diệt chúng từng bộ phận một.
Bộ đội của phương diện quân Da-bai-can giữ vai trò chủ chốt, đột kích
vào những cứ điểm quan trọng sống còn của địch: Thẩm Dương: Trường
Xuân, Cảng Lữ Thuận. Chiếm được các mục tiêu trên là quyết định việc kết
thúc chiến tranh.
Bộ đội của phương diện quân Viễn Đông 1 từ miền Duyên hải đột kích
vào Cát Lâm theo con đường ngắn nhất, đón mũi đột kích của phương diện
quân Da-bai-can. Bộ đội của phương diện quân Viễn Đông 2 tiến công vào
miền ven Hắc Long Giang, kiềm chế địch và tạo điều kiện đánh tan Đạo
quân Quan Đông.
Kế hoạch chung đã ghi như vậy trên bản đồ của A. M. Va-xi-lép-xki.
Đồng chí được cử làm Tổng tư lệnh tất cả các đơn vị quân đội xô-viết ở
Viễn Đông. Sau này, khi tiến hành các mặt công tác chuẩn bị trực tiếp ngoài
các mặt trận, thì chỉ cần xác định lại cho rõ thêm một số chi tiết thôi. Kế
hoạch phản ánh rất rõ ý định chủ yếu của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô
nhằm cô lập và tiêu diệt Đạo quân Quan Đông. Sau này, trên cơ sở kế hoạch
đó, đã thảo ra những chỉ thị của Đại bản doanh về các chiến dịch ở Mãn
Châu.