luận: “Lực lượng như vậy đủ để đè bẹp sức chống cự của địch và nếu điều
kiện thuận lợi, thì dựa vào ưu thế của chúng ta về xe tăng và pháo binh mà
tiêu diệt 18 tới 25 sư đoàn Nhật”.
R. I-a. Ma-li-nốp-xki, cũng như Bộ tổng tham mưu, công nhận rằng
hướng tới Hổ Luân, Sư-pin-gay là hướng đột kích chủ yếu có lợi nhất. Để
đạt mục đích trên, ta dự kiến mở hai chiến dịch: chiến dịch thứ nhất có mục
đích đánh chiếm Tổng Bộ Mãn Châu, chiến dịch thứ hai thì kết cục sẽ đưa
bộ đội ta tới biên giới Mãn Châu – Bắc Trung Quốc, và giải bán đảo Liêu
Đông.
Bố trí chiến dịch của phương diện quân là hai thê đội, tập đoàn quân xe
tăng cận vệ 6 được sử dụng ở phía sau tập đoàn đột kích của phương diện
quân. Ngay mở đầu cuộc tấn công được dự định trong khoảng từ 20 tới 25
tháng Tám.
Bộ tổng tham mưu đồng ý với kế hoạch đó về các nét cơ bản, nhưng về
mặt sử dụng tập đoàn quân xe tăng thì Bộ tổng tham mưu giữ ý kiến trước
đây của mình. Nếu để nằm trong thê đội hai, tập đoàn quân xe tăng sẽ không
thể giữ vai trò chủ đạo khi phương diện quân vượt qua mạch núi Đại Hưng
An được. Trong trường hợp ấy, bộ binh ở phía trước sẽ hạn chế tốc độ tiến
quân của xe tăng sang phía Đông. Đồng thời, quả đấm bọc thép này rõ ràng
đã mất khả năng chi viện cho bộ bính lúc đánh chiếm và bám lại trên những
đường ngang xuyên qua mạch núi. Không thể trông đợi vào việc nhờ bộ
binh yểm hộ cho xe tăng đột phá qua những đèo ngang đổ xuống đồng bằng
Mãn Châu. Cứ thử tổ chức cho xe tăng đột phá trong khi bộ binh và các
đoàn xe của bộ binh đang ùn đang lại trên các đèo ngang và những đường
băng qua núi mà xem. Tóm lại, nêu bố trí đội hình tác chiến như vậy, các
binh đoàn xe tăng sẽ mất cả tính năng tác chiến chủ yếu của nó.
Đại bản doanh công nhận những lý lẽ của Bộ tổng tham mưu là có chứng
cứ đầy đủ và đề nghị R. I-a. Ma-li-nốp-xki khi về tới Da-bai-can thì nghiên
cứu lại lần nữa phần nội dung đang còn tranh luận ấy trong kế hoạch, nghiên
cứu bổ sung thêm ngoài thực địa những ý kiến khác của các đồng chí, rồi