ngắn thời gian tiến quân tới Can-gan và Đa Luân. Dự kiến là sẽ gặp Bát lộ
quân Trung Quốc tại đấy và thực tế đã diễn ra đúng như vậy.
Tất cả những đề nghị của R. I-a. Ma-li-nốp-xki bổ sung và hoàn chỉnh bản
kế hoạch, sau khi đã nghiên cứu tỉ mỉ những điều kiện trên thực địa, tất
nhiên là đều được Đại bản doanh đồng ý.
Hoạt động của hai phương diện quân bạn ở miền Duyên hải và ven Hắc
Long Giang cũng đúng như vậy. Được sự tham gia tích cực và trực tiếp của
A. M. Va-xi-lép-xki, K. A. Mê-rét-xcốp và M. A. Puốc-ca-ép, các cơ quan
tham mưu, chính trị và chủ nhiệm binh chủng của các phương diện quân đã
giải quyết hết mọi vấn đề, nghiên cứu kỹ lưỡng địa hình, tình hình địch và
tình hình bộ đội ta, xác định rõ thời hạn trong kế hoạch, áp dụng những biện
pháp cải tiến việc bảo đảm vật chất trong chiến đấu.
Trong cuộc chiến đấu sắp tới, ta phải chống lại một kẻ địch mới, xảo
quyệt và nguy hiểm, trên một chiến trường rất độc đáo và phức tạp. Cần phải
tỉnh kỹ đến mọi mặt, tuyệt đối không để mắc sai lầm và phải sử dụng thật
triệt để những kinh nghiệm lớn, tích lũy trong bốn năm chiến tranh ác liệt
với nước Đức phát-xít.
Lúc đầu, Bộ tổng tham mưu chưa tính đến hình thức phối hợp những hành
động của các phương diện quân. Hình thức ấy vốn đã có và đã được thực
nghiệm trong suốt cuộc chiến tranh: đó là vai trò của vị đại diện Đại bản
doanh.
Nhưng, tình huống và nhiệm vụ mà những cơ quan chỉ huy cao cấp phải
giải quyết trong những chiến dịch chống đế quốc Nhật lại khác xa với những
tình huống và nhiệm vụ trong cuộc chiến tranh ở phía Tây. Chiến trường ở
cách xa trung tâm đất nước, quy mô rộng và phức tạp, việc sử dụng lực
lượng và phương tiện có nhiều điểm khác hẳn, tất cả những điều đó đã gây
thêm nhiêu khó khản. ở phía Tây, các phương diện quân ở kề nhau thường
tiến công song song, và tiếp cận với nhau. Còn ở Viễn Đông này, căn cứ vào
đặc điểm tình hình của địch, các phương diện quân lại phải tổ chức tiến công
từ ba hướng dồn lại, mở những mũi đột kích hợp điểm tiêu diệt quân địch,