trì được phép tham gia xây dựng kế hoạch chiến dịch của tập đoàn quân
cũng được quy định đúng như ở phương diện quân. Toàn bộ văn kiện tài liệu
về kế hoạch hành động của. các đơn vị phải cất trong những tủ sắt riêng của
tư lệnh phương diện quân và tư lệnh tập đoàn quân”. Ngoài ra, lại còn những
chỉ thị bảo đảm bí mật chung cho tất cả các đơn vị bộ đội ở Viễn Đông nữa.
Đúng là ngay hôm đầu tiên tới Tri-ta, A. M. Va-xi-lép-xki liền cùng với
Hội đồng quân sự phương diện quân nghiên cứu nhiều vấn đề tổ chức không
thể trì hoãn, trong đó có một sồ vấn đề nếu không có sự can thiệp cấp bách
của Mát-xcơ-va thì không thể nào giải quyết ổn thỏa được, ví dụ như việc
thiếu than cho ngành đường sắt. Nguồn dự trữ than ở địa phương sắp hết, và
muốn khỏi trở ngại đến việc vận chuyển cho chiến dịch, thì phải được phép
sử dụng đến nguồn dự trữ của Nhà nước, bấy giờ đang cấm không được
đụng đến.
Nhịp độ tích lũy đạn dược cũng đáng lo ngại. Phải đẩy mạnh tốc độ sản
xuất ở các nhà máy và giao nhanh cho bộ đội. Máy bay vận tải đến mặt trận
cũng không được nhanh lắm.
Khối lượng nước dự trữ cho các đơn vị thiếu nghiêm trọng. Mà thiếu
nước thì cuộc tiến công của ta trên những miền sa mạc và núi ở Mãn Châu
sẽ gặp nguy cơ phải dừng lại. Các điện báo viên cũng thiếu. Các cơ quan
quân y được bổ sung chậm. Tình hình sửa chữa kỹ thuật xe tăng thiết giáp
cũng không tốt.
Đáng ngại nhất là tình hình tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6. Kế hoạch vận
chuyển bộ đội và khí tài của tập đoàn quân bằng đường sắt ngày càng bị phá
vỡ. Tập đoàn quân không có ô tô vận tải, vì ô-tô còn ở vị trí bố trí cũ của tập
đoàn quân. Ô tô của các đơn vị trong biên chế tập đoàn quân bổ sung tới
chưa đủ, mới có 2.274 chiếc, cộng với số ô-tô của hai sư đoàn bộ binh cơ
giới phối thuộc mới lên tới 3.000 chiếc.
Những cuộc trao đổi ý kiến và họp bàn chiếm mất hết ngày 5 tháng Bảy.
Còn những ngày tiếp theo, A. M. Va-xi-lép-xki và R. I-a. Ma-li-nốp-xki, có
hôm đi riêng, có hôm cùng đi với nhau, đến những hướng chiến dịch chủ