hàng ngay và không điều kiện. Viên tư lệnh trưởng im lặng. Đến lúc các
máy bay chở quân đổ bộ và những máy bay ném bom của ta xuất hiện trên
bầu trời thành phố thì y mới trổ tài ăn nói. I-a-ma-đa mưu toan đặt những
điều kiện trước cho mình. Nhưng I. T. Ác-tê-men-cô, theo đúng những điều
đã hướng dẫn, bác bỏ thẳng những điều kiện ấy và kiên quyết yêu cầu phải
đầu hàng ngay. Viên tư lệnh tự tháo kiếm ra trước tiên và trao cho đại tá đặc
mệnh, nhận mình là tù binh của Quân đội Liên Xô. Tiếp theo, tất cả các
tướng lĩnh khác đang ở trong phòng họp cùng làm như vậy.
Đến 11 giờ, toàn đội đổ bộ đứng đầu là thiếu tá cận vệ P. N. Áp-ra-men-
cô, Anh hùng Liên Xô, đổ bộ an toàn xuống sân bay. Thành phần đội đổ bộ
gồm những sĩ quan và chiến sĩ của lữ đoàn cơ giới cận vệ 30. Các chiến sĩ
đổ bộ thay thế đội bảo vệ sân bay của địch, chiếm lĩnh phòng ngự vòng tròn
và bắt đầu tước vũ khí các đơn vị quân Nhật và quân Mãn Châu.
Còn trong phòng làm việc của I-a-ma-đa, mọi việc cũng tuần tự diễn ra
như sau: tư lệnh Đạo quân Quan Đông và thủ tướng Mãn Châu Quốc lần
lượt ký biên bản đầu hàng.
Tối ngày 19 tháng Tám, lá cờ Nhật trên nóc ngôi nhà bộ tham mưu Đạo
quân Quan Đông bị hạ xuống và cờ Liên Xô được treo lên. Các phân đội đổ
bộ chiếm lĩnh đầu mối đường sắt, nhà ngân hàng, bưu điện, đài vô tuyến và
điện báo. Các đơn vị quân địch rút ra khỏi thành phố. Ngôi nhà bố trí Ác-tê-
men-cô cùng ban tham mưu được vội vã thành lập do một trung đội võ sĩ
đạo đặc biệt bảo vệ. Nhưng đứng gác ở cửa ra vào không phải là một người
lính, mà là một cậu bé còn rất trẻ, cháu trai của I-a-ma-đa. Theo tục lệ cổ
của Nhật Bản, những người thân cận nhất của chủ nhà thường giữ gìn sự yên
tĩnh cho khách; người cháu trai của viên tư lệnh đứng gác là bằng chứng và
là sự bảo đảm cho an ninh của các đại diện xô-viết. Sáng ngày 20 tháng
Tám, những chi đội phái đi trước của tập đoàn quân cận vệ 6 cùng tiến vào
Trường Xuân.
Ngày 19 tháng Tám, hồi 13 giờ 15 phút, 225 người dũng cảm chọn trong
tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 này, đổ bộ xuống Thẩm Dương. Thiếu tướng