trên những địa bàn chỉ có rất ít vùng dân cư đông, đã có lần khẩn khoản đề
nghị cho bắn súng chào khi đơn vị của họ chiếm được những vùng dân cư
tương đối ít. Bộ tổng tham mưu không đồng ý thì các đồng chí ấy gặp thẳng
Tổng tư lệnh tối cao, đôi khi Tổng tư lệnh tối cao đã thỏa mãn những đề
nghị của các đống chí ấy; chẳng hạn trưởng hợp giải phóng Đu-khốp-si-na.
Và. cũng có trường hợp, Xta-lin từ chối không cho bắn súng chào, nhưng lại
chỉ thị cho làm nhật lệnh cám ơn.
Nhật lệnh được viết rất tỉ mỉ. Tổng tư lệnh tối cao đích thân soát lại nhật
lệnh và không tha thứ một sai sót nào. Có lần, đồng chí chỉ thị là khi gặp
những thành phố đã đổi tên thì nhất thiết phải ghi trong ngoặc đơn tên cũ
của các thành phố ấy, ví dụ như: Tác-tu (I-u-rép, Đe-rơ-ptơ); bởi vậy chúng
tôi đã phải phân công riêng cho một đồng chí chuyên làm cái việc xác định
rõ tên cũ của các thành phố đã đổi tên. Sau này, khi giải phóng Ba Lan, lại
còn thêm một việc làm nữa là phải ghi trong nhật lệnh những thành phố ta
đã chiếm được vừa bằng tên tiếng Ba Lan, vừa bằng tên tiếng Đức.
Lúc ban đầu, tất cả những binh đội và binh đoàn được nêu tên trong nhật
lệnh cám ơn đều được mang tên thành phố đã giải phóng làm danh hiệu. Vì
thế, đã xuất hiện những sư đoàn Vô-rô-ne-giơ, Cuôc-xcơ, Khác-cốp. Nhưng
về sau, cuộc tiến công càng phát triển rộng thì những thành phố được giải
phóng càng nhiều, thế là một vấn đề tự nó được đặt ra: có những binh đoàn
và binh đội đã giải phóng đến ba bốn thành phố và nhiều hơn nữa. Như vậy
phải tính sao đây? Tặng cho những binh đội, binh đoàn ấy cả bốn danh hiệu
hay sao? Sau khi chúng tôi nghiên cứu, vấn đề này được Tổng tư lệnh tối
cao chỉ thị đúng đắn như sau: chỉ có thể tặng danh hiệu kép, tặng hai lần mà
thôi, chẳng hạn sư đoàn không quân cường kích Vô-rô-ne-giơ – Ki-ép 291,
đối với những đơn vị bộ đội nhiều lần lập nên những thành tích xuất sắc, thì
dùng những biện pháp khích lệ khác như tặng thưởng huân chương, hoặc
tặng danh hiệu đơn vị cận vệ.
Chúng tôi đã có sự thỏa thuận về nguyên tắc với Tổng tư lệnh tối cao về
mọi chi tiết của bản nhật lệnh cám ơn. Nhưng dù sao, những khi vội cũng có
lần không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi còn nhớ một trường hợp.