mà quên khuấy mất rằng viết đây không phải là viết cho các đồng chí đánh
máy của Bộ tổng tham mưu, ở trong Bộ tổng tham mưu chúng tôi các đồng
chí đánh máy đã quen với lời viết tắt của tôi và tự họ đánh lấy đầy đủ cả tên
họ của người nhận nhật lệnh.
Xta-lin nổi nóng:
- Tại sao lại bỏ sót tên họ đồng chí tư lệnh? – Tổng tư lệnh tối cao hỏi,
nhìn chằm chằm vào tôi. – Nhật lệnh mà không có tên họ thì còn ý nghĩa gì
nữa? Đầu óc đóng chí để đi đâu vậy?
Tôi im lặng.
- Ngừng phát thanh ngay và cho đọc lại từ đầu. – Tổng tư lệnh tối cao ra
lệnh.
Tôi lao ngay tới máy điện thoại, báo cho sở chỉ huy chưa được cho bắn
súng chào ngay khi đọc xong. Tiếp theo đó, tôi gọi dây nói tới đài phát thanh
đúng lúc Lê-vi-tan vừa đọc xong, đề nghị đồng chí đọc lại từ đầu, và nhất
thiết phải đọc rõ tên họ của đồng chí Cô-nép.
Lê-vi-tan đọc lại nhật lệnh lần thứ hai gần như chỉ một hơi. Tôi lại gọi dây
nói tới sở chỉ huy và ra lệnh bắn súng chào theo kế hoạch đã định, sau khi
đọc xong. Tất cả những việc ấy diễn ra trước mắt Tổng tư lệnh tối cao. Đồng
chí như theo dõi từng động tác, cử chỉ của tôi, và cuối cùng khi thấy tôi đã
chữa xong khuyết điểm của mình, mới nói:
- Có thể ra về được.
Tôi thu dọn bản đồ trên bàn, rồi bước ra. đợi A. I. An-tô-nốp.
- Thật chẳng ra sao cả, – An-tô-nốp nói khi vừa ra khỏi văn phòng.
Vì trước tôi, đã thay đổi năm cục trưởng Cục tác chiến rồi, nên tôi biết
trước là việc này rồi sẽ ra sao. Thực tình mà nói, lúc này tôi có hai tình cảm:
nửa buồn mà cũng nửa vui. Không làm cục trưởng Cục tác chiến nữa, tôi rất
có thể được ra mặt trận. Nhiều đồng chí chúng tôi đều mong được như thế,
vì công tác ở Bộ tổng tham mưu hồi ấy tinh thần luôn luôn vô cùng căng
thẳng. Và nói chung nguyện vọng được ra tiền tuyến trong lúc này cũng là
nguyện vọng tự nhiên của mỗi một người công dân Xô-viết.