Các đồng chí trong Bộ tổng tham mưu và ở các phương diện quân không
ai biết chuyện xảy ra quanh cái nhan đề bản nhật lệnh ấy. Chỉ có thắc mắc là
tại sao nhật lệnh lại đọc hai lần. Nhưng về phần chúng tôi thì đã rút ra cho
mình được một bài học. Tất cả chúng tôi được lệnh nghiêm ngặt tuyệt đối
không được viết tắt trong những bản nháp; từ nhan đề cho đến nội dung phải
được viết cả chữ.
Hai ngày sau tôi không đến Đại bản doanh và sáng sáng Tổng tư lệnh tối
cao không gọi điện thoại cho tôi như mọi khi. Tất cả những vấn đề có liên
quan với Bộ tổng tham mưu, lúc ấy Tổng tư lệnh tối cao chỉ giải quyết với
An-tô-nốp.
Sang đến ngày thứ ba, khi A. I. An-tô-nôp đến báo cáo thường kỳ ở Đại
bản doanh thì được tin bộ đội của phương diện quân U-crai-na 2 đã giải
phóng một vùng dân cư lớn. Như thường lệ, chúng tôi vội vàng bắt tay ngay
vào viết “phần mở đầụ” của bản nhật lệnh cám ơn. Tôi gọi dây nói tới Pô-
xcri-ơ-bư-sép và đề nghị cho tôi báo cáo “phần mở đầu) bản nhật lệnh ấy
với An-tô-nốp. Liền ngay lúc đó, An-tô-nốp gọi điện thoại cho tôi:
- Đồng chí mang bản nhật lệnh tới đây…
Mấy phút sau, tôi đã đến buồng làm việc của Tổng tư lệnh tối cao.
- Đồng chí đọc xem, – Tổng tư lệnh tối cao nói, – không quên tên họ chứ?
Tôi đọc xong và được phép cho phát thanh bản nhật lệnh. Từ đó, mọi việc
lại tiến hành như cũ.
“Nhật lệnh chào mừng”, như chúng tôi vẫn gọi, càng ngày càng làm cho
chúng tôi bận rộn. Chúng tôi viết những bản nhật lệnh ấy rất vội vã. Đôi khi
phải đưa đến phòng phát thanh từng đoạn một. I-u. B. Lê-vi-tan đã đọc sang
trang hai, thì trang ba mới đưa đến. Nhưng Lê-vi-tan và cả chúng tôi đều
làm trôi chảy mọi việc. Tất cả sắp kết thúc êm đẹp, thì bỗng lại sinh ra
chuyện rắc rối mới.
Chuyện xảy ra vào ngày cuối cuộc chiến tranh, khi chúng tôi bắn súng
chào mừng việc chiếm được Béc-lin. Nhật lệnh viết trong dịp này không
nhắc tới tên họ tướng V. V. Nô-vi-cốp. Có thể là Cơ quan tham mưu phương