diện quân không báo cáo tên của đồng chí, và cũng có thể là chúng tôi trong
Bộ tổng tham mưu nhầm lẫn, nên người ta có cảm tưởng như quân đoàn xe
tăng 7 không tham gia trận đánh chiếm thủ đô nước Đức. Ngày hôm sau, V.
V. Nô-vi-cốp gửi điện cho Tổng tư lệnh tối cao, khiếu nại về việc này.
Tổng tư lệnh tối cao rất không vừa lòng. Đồng chí cho rằng: có lẽ Bộ tổng
tham mưu còn bỏ sót tên những đồng chí chỉ huy khác nữa. Cuối cùng,
chúng tôi được chỉ thị: viết cho Nô-vi-cốp một nhật lệnh riêng, gửi tới tay
đông chí ấy, nhưng không đem ra phát thanh, rồi thi hành kỷ luật những
đồng chí có khuyết điểm. Ngày 4 tháng Năm, Xta-lin đã ký bản nhật lệnh
ghi số 11080. Nhật lệnh viết:
“Quân đoàn xe tăng cận vệ 7 của thiếu tướng bộ đội xe tăng Nô-vi-côp, vì
nhầm lẫn nên trong nhật lệnh của Tổng tư lệnh tối cao không có tên ở danh
sách những binh đoàn đã tham gia đánh chiếm Béc-lin, nay được bổ sung
vào nhật lệnh và được tặng thưởng danh hiệu “Quân đoàn Béc-lin” cùng với
huân chương”.
V V Nô-vi-cốp chắc hẳn vừa lòng. Nhưng, chúng tôi lại gặp điều không
hay là mấy người bị thi hành kỷ luật…
Nhân dịp ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, Ngày 1 tháng Năm và
Ngày Hồng quân, chúng tôi đã viết những bản nhật lệnh đặc biệt và cho phát
thanh đi toàn quốc. Những bản nhật lệnh thời chiến ấy, nhất thiết đều có tóm
tắt đặc điểm tình hình ngoài mặt trận, thay mặt Đảng và Chính phủ giao
nhiệm vụ cho bộ đội và những người lao động ở hậu phương trong thời gian
sắp tới, lại đánh giá thích đáng công lao những người anh hùng trong chiến
đấu và lao động. Sau đó cũng xuất hiện những ngày kỷ niệm các binh chủng
như: Ngày hội pháo binh, Ngày hội bộ đội xe tăng, v. v.. Trong những ngày
hội ấy, ở Mát-xcơ-va đều có bắn súng chào, và hiện nay cả những thành phố
anh hùng cũng đều có bắn súng chào như ở thủ đô Liên Xô.
Bắn súng chào và chăng đèn đã trở thành nghi thức trong những ngày hội
của toàn dân chúng ta.