cho các nguyên soái Gh. C. Giu-cốp, C. C. Rô-cô-xốp-xki, I. X. Cô-nép, R.
I-a. Ma-li-nôp-xki, Ph. I. Tôn-bu-khin.
Tên tuổi những đồng chí đại biểu lỗi lạc ấy của nền nghệ thuật quân sự
xô-viêt đã đi vào lịch sử của cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Dưới sự lãnh
đạo của các đồng chí, kế hoạch những chiến dịch nổi tiếng đã được xây
dựng và tiến hành trong thực tế, mà cuối cùng đã kết thúc bằng việc cắm
ngọn cờ Chiến thắng lên nóc nhà Quốc hội Đức và việc tiêu diệt hoàn toàn
nước Đức Hít-le.
Ghê-oóc-ghi Côn-xtan-ti-nô-vích Giu-cốp, trong thời gian chiến tranh
được tặng thêm hai Huân chương Sao vàng Anh hùng Liên Xô. Huân
chương Sao vàng Anh hùng Liên Xô đầu tiên đồng chí nhận được năm
1939. Các đồng chí I. X. Cô-nép, C. C. Rô-cô-xốp-xki và R. I-a. Ma-li-nốp-
xki được tặng thưởng hai lần huân chương này. Ph. I. Tôn-bu-khin được truy
tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô năm 1965.
Những chương trước đây đã nói nhiều về nguyên soái Gh. C. Giu-côp.
Nhưng dầu sao cũng vẫn cần phải nói thêm rằng đó là một con người tài
năng, một vị chỉ huy lỗi lạc, táo bạo và độc đáo trong những kết luận của
mình, rất kiên trì khi thực hiện những quyết định, không chịu dừng lại trước
bất kỳ một khó khăn nào, khi phải đạt lấy mục tiêu chiến tranh đã định. Khi
cảm thấy mình đúng trong một vấn đề đang tranh luận, Giu-côp có thể tranh
luận khá kịch liệt đối với ý kiến của Xta-lin, việc mà những người khác ít
khi dám làm như vậy.
Phong thái chỉ huy của Côn-xtan-tin Côn-xtan-ti-nô-vích Rô-cô-xôp-xki
rất linh hoạt. Đồng chí đã đảm nhiệm một vai trò cực kỳ khó khăn trong
chiến dịch Xmô-len-xcơ nổi tiếng năm l941 và trong những trận chiến đấu
phòng ngự tại những cửa ngõ tiếp cận Mát-xcơ-va.
Đồng chí chỉ huy bộ đội của phương diện quân sông Đôn ở Xta-lin-grát
và đã hoàn thành xuất sắc việc tiêu diệt tập đoàn xung kích của quân phát-xít
Đức bị bao vây. Sau đó, dưới sự chỉ huy của C. C. Rô-cô-xốp-xki, bộ đội
của phương diện quân Trung tâm đã ngoan cường chống đỡ được mũi đột
kích của quân Đức ở vòng cung Cuốc-xcơ và trong quá trình phán công sau