Để ngăn chặn cuộc tiến công của ta, quân Đức đã chuyển sang phòng ngự
và bắt đầu lập các tuyến phòng thủ – xây dựng chiến hào, hàng rào chướng
ngại, công sự dã chiến. Quân Đức hòng bằng cách đó ngăn chặn cuộc tấn
công của ta cho tới mùa xuân, để sau đó tập trung lực lượng và lại chuyển
sang tấn công Hồng quân. Vì vậy, bọn Đức muốn tranh thủ thời gian và
muốn có một khoảng thời gian tạm ngừng chiến.
Nhiệm vụ của chúng ta là không để cho bọn Đức có được khoảng thời
gian đó, không ngừng đuổi chúng về phía Tây, buộc chúng phải tiêu hao lực
lượng dự bị của chúng ngay trước mùa xuân; khi đó chúng ta sẽ có những
lực lượng dự bị to lớn mới, còn quân Đức thì sẽ không còn lực lượng dự bị
nữa, và như vậy sẽ đảm bảo hoàn toàn diệt tan quân đội Hít-le vào năm
1942”.
Khi mùa xuân đến, chắc lúc đó người ta đã tự hỏi không biết những luận
điểm đó của Đại bản doanh đúng ở mức nào. Để trả lời cho câu hỏi đó, Bộ
tông tham mưu không nhắm mắt bỏ qua thực tế. Và thực tế đã cho thấy rằng
tình hình mặt trận rất phức tạp và không ổn định, còn khác xa với điều mong
muốn của chúng ta.
Hiển nhiên là quân địch đã bị thất bại nặng nề ở gần Mát-xcơ-va và trong
quá trình tồng tiến công của Quân đội Liên Xô vào mùa đông năm 1942.
Song hiện thời cuộc tấn công của chúng ta ngày một giảm sút vì không có
đủ lực lượng và phương tiện cần thiết để triển khai cuộc tấn công ấy. Kẻ
địch hoàn toàn chưa bị đập tan. Hơn nữa, chúng đã củng cố trận tuyến và lợi
dụng thời kỳ chiến sự tương đối tạm yên để bổ sung quân cho các đơn vị bị
thiệt hại, vũ khí và các trang bị kỹ thuật quân sự.
Dĩ nhiên, thời gian cũng có lợi cho ta: nền kinh tế thời chiến của Liên Xô
được ổn định và cung cấp cho tiền tuyến mọi trang bị và phương tiện kỹ
thuật quân sự cần thiết. Tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ xô-viết được
tăng cường, góp phần to lớn vào tình hình đó là những thắng lợi ở Mát-xcơ-
va, Ti-khơ-vin và Rô-xtôp. Con người được tôi luyện, tích lũy được kinh
nghiệm chiến đấu, đánh địch giỏi hơn. Các cán bộ chỉ huy thì hoàn thiện