lượng dự bị trong tung thâm nên bị rối loạn, chỉ huy không điều khiển được
bộ đội. Sau mười hai ngày tác chiến trong những điều kiện như vậy, phương
diện quân Crưm mặc dù chiến đấu rất anh dũng nhưng bị tổn thất rắt nặng.
Ngày 4 tháng Bảy 1942, thành phố Xê-va-xtô-pôn thất thủ, bán đảo Crưm
hoàn toàn rơi vào tay giặc. Chỉ còn đội trú phòng ngầm dưới đất ở khu vực
mỏ đá Át-gi-mu-scai là vẫn tiếp tục kháng cự vô song trong lịch sử chiến
tranh và quân du kích vẫn chiến đấu trên núi.
Trong cuốn sử biên niên về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại còn bảo tồn
hai văn kiện đầy ý nghĩa. Một trong hai văn kiện đó là bức điện đề ngày 8
tháng Năm 1942 của L. D. Mê-khơ-li-xơ gửi Tổng tư lệnh tối cao. Mê-khơ-
li-xơ viết:
“Bây giờ không phải là lúc than phiền, nhưng tôi phải báo cáo để Đại bản
doanh biết về tư lệnh phương diện quân. Ngày 7 tháng Năm, tức trước ngày
quân địch tiến công, Cô-dơ-lôp đã triệu tập Hội đồng quân sự để thảo luận
dự án chiến dịch sắp tới nhằm đánh chiếm Côi – A-xan. Tôi khuyến nghị:
hoãn dự án đó lại và lập tức chỉ thị cho các tập đoàn quân về đợt tiến công
sắp tới của quân địch.
Trong bản mệnh lệnh do tư lệnh phương diện quân ký, có một số đoạn
hướng dẫn rằng ngày 10-15 tháng Năm địch mới tiến công, nên đề nghị hội
đồng cứ làm việc cho tới ngày 10 tháng Năm, và cùng toàn thể cán bộ chủ
trì, các tư lệnh binh đoàn, các cơ quan tham mưu nghiên cứu kế hoạch
phòng ngự của các tập đoàn quân. Việc này được tiến hành vào lúc toàn bộ
tình hình trong ngày vừa qua đã chứng tỏ rằng địch sẽ tiến công từ sáng.
Theo yêu cầu kiên quyết của tôi, việc hướng dẫn sai lầm về thời gian tiến
công đã được sửa chữa. Cô-dơ-lốp còn phản đối việc điều lực lượng bổ sung
cho khu vực của tập đoàn quân 44”.
Ý đồ muốn trốn trách nhiệm của đại diện Đại bản doanh không giấu nổi
Tổng tư lệnh tối cao. Và đây là bức điện thứ hai, bức điện không kém phần
đặc sắc, trả lời cho Mê-khơ-li-xơ:
“Đồng chí đã giữ thái độ kỳ dị của một quan sát viên xa lạ không nhận
trách nhiệm về các việc làm của phương diện quân Crưm. Thái độ ấy rất tiện